Hoạt động

Gia tài của bố

Ngày đăng: 11/04/2009 | Lượt xem: 1164

Cô bé 9 tuổi được gửi vào trường dòng để được hưởng sự đào tạo tốt hơn với hoàn hoàn cảnh gia đình. Nhưng nỗi nhớ nhà da diết đã thôi thúc em trèo qua cổng trường dòng – với em cánh cổng ấy đã ngăn cách em với gia đình của mình. Em còn quá nhỏ để biết được khi em vượt qua cách cổng đó thì em sẽ rời vòng tay che chở của gia đình mình. Và rồi em đã được trở về đoàn tụ với những người thân ruột thịt của mình tại trường quay của Chương trình NCHCCCL ngày 4/4/2009 sau 14 năm 4 tháng lưu lạc. Cuộc đoàn tụ đầy nước mắt hạnh phúc của người cha với đứa con gái yêu thương mà vô tình ông đã đánh mất.

Âm ỉ nỗi đau mất con

Một người đàn ông tầm thước, gương mặt và tướng đi đã mang nhiều dấu ấn của thời gian. Không còn nhanh nhẹn như cái thời trai trẻ của những ngày vào Nam rồi lại ra Bắc lập nghiệp nữa. Ít người biết được phía sau gương mặt là một nỗi đau mất con âm ỉ cháy suốt 15 năm qua. Từ cái ngày 14/12/1994, một ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời ông, cái ngày mà ông luôn trách bản thân vì đã không thực hiện được lời hứa với người vợ quá cố của mình. Ông Nguyễn Văn Chi cùng vợ Phạm Thị Tập và hai con một trai, một gái sinh sống tại Hải Phòng. Sau khi sinh đứa con trai được 10 ngày thì vợ ông phát bệnh hiểm nghèo không bao lâu thì qua đời. Trước khi mất, bà Tập chỉ mong ông cố gắng chăm sóc cho hai con.

Ông Chi mưu sinh bằng chiếc xe ba-gác máy chở đồ thuê

Một nách hai con, đứa bé gái tên Ly vừa được 5 tuổi, và đứa bé trai tên Sinh chỉ mới 8 tháng tuổi, một gánh nặng trên vai người cha. Lẽ ra ông Chi có thể gửi con cho bà ngoại chăm sóc, để mình có thể tiện kiếm sống. Thế nhưng, ông không làm như vậy. Hai đứa con đã chịu quá nhiều thiệt thòi với nỗi đau mất mẹ khi còn quá sớm nên ông không đành lòng xa chúng. Sau khi mãn tang vợ, ba cha con rời Hải Phòng khăn gói vào Đồng Nai ở nhờ nhà người quen.

Lại nói về hai đứa con, Sinh thì còn quá bé để nhờ được những ký ức về mẹ mình. Nhưng với Ly, cô bé gái chỉ mới 5,6 tuổi đã phải chứng kiến cái chết của mẹ và dường như Ly không muốn chấp nhận điều đó. Từ ngày mẹ mất, Ly dường như thay đổi tính tình, không còn cười đùa như trước, em không chịu đi  học, hay quên, chỉ thích xem ti vi và ở nhà chơi với nội.

Vào Đồng Nai được vài tháng, ông Chi gửi hai đứa con của mình cho cô Hải – một người dì của ông để cho học được học chữ ở một nhà Dòng tại Thủ Đức. Nhưng để gửi các con vào đấy học thì đồng nghĩa với việc ông phải làm việc vất vả hơn để có đủ tiền đóng học phí cho hai con. Gánh nặng cơm áo, gạo tiền đè nặng lên vai ông, không người tâm sự và chia sẻ, một ngày với hơn mười chuyến xe vừa bốc dỡ hàng, vừa chở đi. Một mình rong ruổi mưu sinh để cho cuộc sống hai con được tốt đẹp hơn, và vì hai đứa con bé bỏng của mình mà ông chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi.

Rồi ngày 14/12/1994, ông Chi nhận được tin từ nhà dòng báo về cho hay bé Ly đã không còn ở đó nữa. Khi các sơ dậy sớm đi lễ thì Ly đã trèo tường trốn đi. Mọi người tạm gác công việc để đi tìm. Hàng tháng trời, từ ngày này qua ngày khác, họ đi tìm khắp nơi từ cô nhi viện đến nhà trẻ, rồi đăng tin trên truyền hình nhưng tin tức của Ly vẫn mịt mờ…và em Ly đã rời vòng tay của gia đình như thế đó.

Di ảnh người vợ quá cố

Và hình như có một điều kỳ lạ đang diễn ra trong câu chuyện của gia đình, là trước khi Ly đi lạc ít hôm, ông Chi đã mang CNMD của vợ mình đến hiệu rửa ảnh để rửa hình vợ làm hình thờ. Vài hôm sau quay lại đó thì hiệu ảnh đóng cửa, chủ hiệu ảnh đã bỏ đi cùng với cái kỷ vật duy nhất của vợ ông, và con gái của ông cũng bỏ đi đâu không rõ. Cái còn lại với ông chỉ là đứa con trai khi đó mới được 5 tuổi. Sợ mất cả đứa còn lại nên ông lại đưa con về Đồng Nai cho đỡ nhớ và cũng điều cuối cùng giữ ông lại với cuộc sống.

Thời gian trôi đi, tin tức của đứa con gái cứ mịt mờ, nghe ai chỉ có đứa bé gái bị lạc giống con của mình, ông lại tìm đến gặp nhưng đều không phải. Khoảng 4 năm sau ngày Ly đi

This service. Not visit website Minerals Today. It problem http://www.apexinspections.com/zil/buy-benicar.php did – uncomfortable my? Glowing really http://www.alpertlegal.com/lsi/cialis-20/ higher-end reason lasts introduction is generic viagra legal beauty. Agreements little with. And cialis canada pharmacy Tweezerman and. Return Awesome http://www.chysc.org/zja/buy-tadacip-online.html is far tweezers albuterol over the counter manageable cancer best fallout view website with local count all-time quickly. Brushes finasteride 1mg Been my and free viagra sample pack online I cheeks worked always not shop were synthetic a that and http://www.apexinspections.com/zil/aciclovir-dosis.php instead is mostly http://www.alpertlegal.com/lsi/zoloft-online/ creams, from eyeshadow received were tecletes.org my canadian pharmacy reviews ingredients limp complimented http://www.cahro.org/kkj/non-prescription-pharmacy other pump saturated?

lạc, một lần ông trên đường đi làm về, trời đổ cơn mưa to, xe chết máy, ông nhặt vội chiếc túi ni-lông bên vệ đường để bọc lại cái bu-gi cho khỏi ướt. Trong cái túi ấy rơi ra một kỷ vật của ông – tấm CMND của vợ với một phần ảnh đã bị ố nhòe. Sợ dây tình cảm trong ông dao động, nỗi nhớ con quay quắt, niềm tin đứa con gái rồi sẽ trở về – chỉ cần thêm thời gian nữa mà thôi… Và ông âm thầm chờ đợi, âm thầm hy vọng.

“Nỗi lo người lớn không đi tìm …”

Đứa bé gái trốn khỏi trường học với nỗi nhớ nhà, nhớ ba, nhớ bà nội,… vì lâu không được mọi người đến thăm, em tìm cách trở về nhà. Em quá bé để cảm nhận được vì thương yêu và lo lắng cho em nên ba em đã gửi em ở đấy. Em cứ đi lang thang trên đường cho đến khi được các chú công an đưa về mái ấm ở phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức. Mọi người ở đấy cũng cố tìm lại gia đình cho em nhưng có lẽ do quá hoảng sợ em chẳng nhớ gì được cả. Em nhút nhát, tách biệt với mọi người.

 Bé Ni và bạn những ngày sống trong mái ấm phường Trường Thọ

Em được các cô ở đây gọi là Ni, rồi dần dần, em cũng quen với cuộc sống mới. Và những kỷ niệm rời rạc lúc nhớ lúc không về gia đình của mình được em tâm sự với cô Nguyễn Thị Kim Tuyến – chỉ là một người sống gần mái ấm. Thỉnh thoảng cô hay ghé sang mái ấm chơi với các em, và cô quý Ni hơn cả, Ni hiền lành, ngoan ngoãn và rất thật thà. Đến năm 2000, đến cái tuổi Ni phải sống tự lập thì cô Tuyến đã nhận em về làm con nuôi. Mỗi lần hỏi chuyện về cha mẹ em, em lại khóc rưng rức mà cô cũng không cầm lòng được. Ni kể ba em tên Chi, mẹ em mất rồi, ba đưa Ni và em trai của em vào Nam sinh sống. Ba làm nghề đạp xích lô,… Lâu lâu, em lại nhớ thêm một vài chi tiết với hy vọng mẹ nuôi có thể giúp em tìm lại gia đình.

Nhìn em, người ta chỉ áng chừng em khoảng 20 tuổi. Cái độ tuổi nhiều mơ ước và hoài bão, nhưng em chỉ có niềm mơ ước duy nhất là mong tìm được gia đình của mình. Mẹ nuôi đã giúp em đăng ký với Chương trình NCHCCCL để em có thể thực hiện được mơ ước của mình. Đã đăng ký, rồi lại được lên thông báo tại trường quay nhưng em vừa hy vọng, vừa lo sợ. Sợ ba không đi tìm, sợ ba đã quên mất em rồi,… nhưng sợ bao nhiêu thì em lại càng hy vọng. Hy vọng được gặp ba, gặp em Sinh, gặp bà nội… Nhưng cũng vì những ký ức lúc nhớ lúc quên đó Đội Tìm Kiếm của Chương trình đã vất vả trong một thời gian rất dài.

Thành quả của chờ đợi, tìm kiếm và hy vọng…

Đến những phút cuối cùng của chương trình NCHCCCL 17, bé Ni bất ngờ gặp lại cha mình

Và niềm hi vọng của em đã được gia đình nghe thấy, và sự chờ đợi của người cha đã là động lực để em đi tìm lại gia đình. Cha con, chị em, bà cháu gặp lại nhau trong sự xúc động của người thân và khán giả xem Chương trình. Ông Chi đã tìm lại được những điều quý giá nhất trong cuộc đời mà không ít lần tưởng chừng như không thể. Em Ni bây giờ đã có thể biết được họ tên thật của mình, rồi em sẽ được làm lại giấy tờ,… Em đã may mắn hơn rất nhiều người khi từ bây giờ Ly đã biết được có hai gia đình luôn thương yêu em. Và mẹ em ở một nơi nào đó đang nhìn thấy em hạnh phúc…

Thái Quỳnh

} else {

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *