Hoạt động
“Chừ, mẹ cần gặp con, dù chết mẹ cũng cam lòng!”
Ngày đăng: 28/05/2009 | Lượt xem: 1207
Người phụ nữ sau 40 năm lưu lạc đã òa khóc nức nở khi nhìn lại những cảnh vật tại quê hương của mình rong Chương trình NCHCCCL số 18 vừa qua. Mảnh đất Quảng Nam năm xưa vẫn còn nghèo khó lắm, nhưng cái tình ở cái vùng đất này vẫn chờ đợi người con của quê hương.
40 năm chưa một ngày hạnh phúc
Chị Gái tại trường quay S8 đang chăm chú xem phóng sự về đất Quảng Nam quê xưa |
Chị Võ Thị Gái còn gọi là Hai, được mời đến trường quay vào những ngày đầu tháng 4 để kể lại câu chuyện chia ly của mình với hy vọng gặp lại mẹ và anh trai của mình. Câu chuyện đã theo chị Gái suốt 40 năm qua, hình ảnh của những người thân quen cứ bám chặt trong trái tim của người phụ nữ ngay từ khi mẹ đem cho người khác làm con nuôi. Nhưng khi có cơ hội nói về nó thì chị lại nghẹn ngào không nói nên lời.
40 năm trước, qua tới bến sông kia, chị Gái đã rời xa gia đình |
Vùng đất Quảng Nam những năm 1969 chiến tranh ác liệt, cuộc sống đói khổ nên người mẹ buộc phải mang hai đứa con của mình cho ông Võ Ngọc là lính chế độ cũ đang đóng quân tại địa phương để con mình sẽ được sống. Nhưng đứa con trai đã lớn tên Một, không chịu ở với người dưng nên đi được một đoạn đã chạy về với mẹ. Còn đứa con gái tên Hai mới 6 tuổi nghe lời mẹ, đi với ông Ngọc để được ăn học. Số phận trớ trêu, có ai ngờ rằng cuộc chia ly hôm đó đánh dấu một cho một cuốc sống đau khổ sau này, mà bắt đầu chính là sự chia ly và sau đó 40 năm chưa một ngày sung sướng.
Quê chị, nhà chị vẫn nghèo… |
Chị Hai được gửi ra Huế sống với vợ ông Ngọc trước. Không lâu sau, ông Ngọc mất vì bị trúng đạn. Vợ ông Ngọc nghĩ đứa bé cao số hại chết chồng mình nên không cho đi học mà hằng ngày phải làm việc như người ở trong nhà. Tủi thân, nhớ nhà nhưng không biết bằng cách nào để tìm về gia đinh của mình.
Lời hứa “3 năm ấy…" |
Thời gian qua đi lời hứa: "3 năm sau con sẽ quay về” của chị Hai với người mẹ năm xưa không thực hiện được. Với những bộn bề lo toan cho cuộc sống, chị rời ngôi nhà thứ 2 của mình tại Huế vào Sài Gòn làm thuê kiếm sống.
Tâm sự của một người mẹ quê
Bà con ở quê biết có đoàn công tác của NCHCCCL đến đã ra đón |
Chúng tôi tìm đến xã Thăng Phước, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam vào những ngày cuối tháng 4. Cái vùng đất yên bình, với những con người chất phác hồn hậu. Đã 40 năm nhưng so với lời kể của chị Hai thì nơi đây cũng không có nhiều thay đổi lắm. Vẫn con sông gần nhà, qua đò là đỉnh núi lớn, gần nhà có hai chị chằm nón. Chúng tôi bắt gặp tất cả những ký ức của chị, và cảm thông được câu chuyện của chị khi đến với vùng đất này.
Ánh mắt chăm chăm và buồn mỗi khi có ai nhắc tới đứa con gái mà bà đã phải cho đi vì nghèo khổ, vì chiến tranh… |
Bà chỉ mong được một lần gặp lại con gái của mình trước khi nhắm mắt. Nói trong giọng nghẹn ngào, giọng Quảng Nam: “Mẹ nhớ con lắm, mong chờ gặp con. Hồi chiến tranh, cho con đi thất lạc, vì nghèo quá không đi tìm con được. Chừ mẹ cần gặp con, dù chết mẹ cũng cam lòng…”
Câu chuyện bà Phu đã cho đi đứa con gái nhỏ trong hoàn cảnh khó khăn hầu như mọi người đều biết và vẫn còn nhớ cả. Bà Phu đã yếu vì lớn tuổi, nhưng khi biết đoàn mang tin tức của đứa con gái của bà về thì bà đã khỏe hơn hẳn. Bà muốn đi đến tận nơi để được đón đứa con gái của mình. Với bà dù thời gian qua đi như thế nào thì chị Hai vẫn là đứa con bé bỏng chị mới 7 tuổi của mình.
Con sông Tiên vào mùa cạn nước, như người mẹ đã khóc cạn nước mắt vì nhớ thương con… |
Ngày đoàn tụ
Bước chân chị Hai không còn vững khi nhìn thấy anh chị từ quê ra đón |
Vẫn cái ghế ngồi cách đây 1 tháng, chị không nghĩ mình có thể sớm được đoàn tụ với anh trai của mình. Nhưng những hình ảnh về quê hương Quảng Nam chạy qua màn hình thì cũng là lúc chị hiểu ra may mắn và hạnh phúc đang mỉm cười với chị. Người anh trai bằng xương bằng thịt ôm lấy chị, hình ảnh đứa em gái được ông Võ Ngọc đưa qua sông tưởng chừng như đó là những hình ảnh cuối cùng về đứa em gái của mình. Và hôm nay, chị Hai đã được gặp anh trai và những người em mà chị chưa kịp biết mặt trong sự chứng kiến và chia vui của khán giả xem Chương trình.
Rồi chị sẽ về, về lại quê chị, vùng quê nghèo ấy mà 40 năm trước chị đã ra đi để cho mẹ đỡ khổ, để hy vọng lớn lên có cuộc sống tốt hơn để giúp mẹ… Cái lý do như rất đơn giản ấy như bao hoàn cảnh khác, họ không ngờ sẽ phải mòn mỏi chờ đợi ngày về. Và ắt hẳn nhiều người sẽ ân hận và không yên lòng khi rời xa cuộc sống.
Nhưng chị Hai ạ! Số phận lưu lạc của chị đã kết lại, ở quê không chỉ có người mẹ già đang chờ đợi, mà còn hàng xóm láng giềng nữa – họ nghèo như nhau cả, thiếu thốn nhiều thứ lắm – chỉ có một điều không thiếu là tình cảm con người.
d.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(s);