Hoạt động
Chân dung ân nhân
Ngày đăng: 05/02/2008 | Lượt xem: 1187
Ông Loan Quốc Thu trong chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly…” (Ảnh: Thái Hậu) |
Trong chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly…” số 3 phát sóng vào ngày 2/2/2008, ắt hẳn khán giả còn nhớ trường hợp anh Đoàn Đức Nguyên tự mình nỗ lực tìm em họ tên Đoàn Văn Nam. Và, trong câu chuyện đó hẳn khán giả cũng không thể quên hình ảnh người đàn ông hiền lành chân thành – ông Loan Quốc Thu (tên thường gọi Há Cẩu) – một ân nhân của gia đình anh Nam.
KHÔNG ĐẾN TRƯỜNG NHƯNG VẪN BIẾT CHỮ
Ông Loan Quốc Thu là người dân tộc Nùng, hiện ở quê Bắc Giang vẫn còn họ hàng sinh sống. Trước đây, gia đình sinh Parajumpers Jacka Herr sống ở Biên Hòa – Đồng Nai. Sau khi đất nước được giải phóng thì ba ông qua đời. Mẹ ông một nách 7 con bồng bế về lại quê ngoại tại Bắc Bình – Bình Thuận. Những ngày đầu rất khó khăn, ông Loan Quốc Thu là anh cả nên phải gánh vác rất nhiều công việc trong gia đình từ ẵm em đến làm việc nhà phụ mẹ. Ông tâm sự rằng bản thân mình chưa được ngồi trên ghế nhà trường ngày nào, bởi hồi đó nhà nghèo quá không có tiền mà cũng không có thời gian để đi học. Mỗi ngày, ông ẵm em đứng ngoài lớp học, nhìn vào bên trong, thấy cô giáo dạy chữ cho các bạn đồng trang lứa, ông để ý rất kĩ, xong về nhà lấy sách tự học. Ông còn nhớ rất kỹ, ngày đó anh thắc mắc không hiểu vì sao cô giáo chỉ vào hai chữ “a” và “i” phát âm thành “ai”. Anh về nhà “nghiên cứu” mãi, cuối cùng phát hiện ra hai âm này ghép với nhau, đứng gần nhau, nếu đọc nhanh thì sẽ thành “ai” và sau đó cứ theo nguyên tắc đó, ông ghép chúng lại và đọc, viết.
Có ai ngờ rằng một người không được đến trường lại có thể đọc viết thông thạo đến vậy, ở thôn xã, ai có việc gì làm giấy tờ hành chính cũng đến nhờ ông. Hiện nay, ông có một gia đình đầm ấm, một cơ ngơi khá vững chắc. Nhưng, để có được như hôm nay, ông cũng phải trải qua những phấn đấu rất lớn. Ông kể: “Năm 13 tuổi, tôi lên Sài Gòn làm thuê một thời gian, tôi thấy ở đất Sài Gòn nếu không có học vấn thì suốt đời mình không thể thoát kiếp làm thuê nên tôi quyết định quay về Bắc Bình – Bình Thuận. Tôi lãnh tất cả bò trong xã chăn lấy tiền nuôi hai đứa em đi học. Dù có cực khổ cỡ nào tôi cũng ráng chịu…”. Hồi ấy, ông làm khỏe và siêng năng đến mức bà con dân tộc trong xã gọi ông thân mật với cái tên Há Cẩu (con chó mộng) – và ông cũng rất vui khi người ta gọi mình bằng cái tên này.
Ở ĐÂU CÓ CHUYỆN Ở ĐÓ CÓ HÁ CẨU
Ông kể, bà con người dân tộc ở trong xã nghèo khổ ít đi ra ngoài nên thấy việc gì cũng sợ, cũng ngại. Ai có bệnh hoạn gì ở đâu cũng chạy qua kêu “Há Cẩu ơi mày đưa tao đi chữa bệnh”. Vậy là ông hỏi triệu chứng rồi phỏng đoán xem là bệnh gì, chữa ở bệnh viện nào thì khỏi, rồi ông kêu xe đưa họ đi Sài Gòn chữa bệnh. Chưa hết, ông còn phải đi lên xã, huyện, tỉnh để chứng giấy tờ miễn giảm viện phí cho bà con người dân tộc… Há Cẩu còn kiêm luôn là người đi hốt thuốc Nam cho bà con. “Tui đi nhiều, tiếp xúc với nhiều người, nghe họ nói bị bệnh vừa khỏi là tôi hỏi thăm parajumper xem là bệnh gì, lấy thuốc ở đâu, rồi tôi ghi lại địa chỉ, đến khi làng xóm có ai bị bệnh là tui biết chỗ hốt thuốc hay, có khi phải đi ra tận Bắc Ninh để lấy thuốc nhưng tôi chẳng nề hà. Tôi đi làm phước thôi, nhiều khi mất công mất sức đi về còn phải bỏ tiền túi ra để trả tiền xe nên tôi bị vợ “nhằn” hoài à” – ông vừa kể vừa cười thật vui.
THẤY NAM CÔ ĐƠN NÊN THƯƠNG
Một trong những người từng được ông Há Cẩu cứu sống là anh Đoàn Văn Nam, nhân vật trong chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly…” số 3 phát sóng ngày 2/2/2008, anh Nam vào Bắc Bình, Bình Thuận làm thuê làm mướn với mong ước kiếm tiền về phụ giúp cha mẹ nhưng anh làm mãi mà không có dư lại cộng thêm thường xuyên bị bệnh. Một lần anh bệnh nặng kéo dài, đến khi anh Há Cẩu phát hiện ra thì anh Nam đã đói đến 2 ngày. Ông tức tốc đưa anh đi bệnh viện và kịp thời mổ thận nếu không thì có lẽ hiện nay mồ đã xanh cỏ.
Sau khi lành bệnh, anh Nam về sống nhà anh Há Cẩu “Nhà mình cũng không giàu có, nhưng ai vào tới cái xứ này rồi thì cũng chẳng sung sướng gì, phải nghèo khổ thì họ mới trôi dạt vô tới đây nên mình có điều kiện hơn thì phải giúp đỡ họ. Với lại, thấy mấy người làm mướn người ta về hết mà Nam nó không về, tôi nghĩ chắc nó cô đơn nên tôi thương nó như con trong nhà”.
Sau khi chia tay với chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly…” ông Há Cẩu lại tức tốc lên đường về Bình Thuận để chuẩn bị mổ heo phục vụ bà con trong xã ăn Tết.
Nguyệt Phạm}