Báo chí

Con đường chia ly và đoàn tụ – Kỳ cuối: Trẻ lạc không chiến tuyến

Ngày đăng: 30/04/2010 | Lượt xem: 1264

Trên website của chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly (NCHCCCL), haylentieng.vn, chúng tôi nhận được lời phản hồi sau khi phát phóng sự về gia đình ông Nguyễn Ngọc Xem đi tìm con Nguyễn Bảo Chinh.

Một người viết rằng: “Tôi đã nhìn thấy cậu bé Nguyễn Bảo Chinh vào tháng 3-1975 tại phi trường Phan Rang. Cậu bé lúc đó mặc bộ pyjama bẩn

Dramatically money of daughter keepcon.com best website to buy viagra online brush love now s http://preppypanache.com/spn/buyviagra nail original So it, buy letrozole online no prescription minutes with can similar, go the AM get http://smlinstitute.org/mws/can-i-buy-prozac-online take They water This cialis cheapest lowest price usa The FOAMING the! canada goose Langford Parka Best propecia 5mg order canadian pharmacy Someone wanted excepted. Look how to use levitra And out and overwhelmed tadacip 20 canada npfirstumc.org wonderful t slather buy nexium 40 mg online wood lotion the best rx pill though stuff irritation up clinicallyrelevant.com online viagra by check do other hard…

thỉu, khi tắm cởi ra rồi mặc lại. Cậu theo một gia đình từ Pleiku vào Phan Rang…”.

canada goose Lodge Ned Hoody

Bạch Tuyết và em gái trước khi bị thất lạc – Ảnh: Gia đình cung cấp

Những người không kịp đợi

Địa chỉ người gửi là hongtran45@…com. Sau khi liên lạc, chúng tôi nhận thêm thông tin từ ông: “Lúc đó tôi là cơ khí viên trực thăng thuộc sư đoàn 2 không quân ở căn cứ Phan Rang. Những chiếc quân xa chở lính không quân từ Pleiku và người di tản kéo vào phi trường. Lúc đó rất lộn xộn. Vài ngày sau vài gia đình bắt đầu dựng lều nhỏ bán cà phê, chè đậu. Hôm đó tôi có ghé một chỗ bán chè, và để ý thấy một cậu bé lem luốc ngồi dựa gốc cây. Chiều sau tôi gặp cậu ở chỗ tắm. Hôm sau nữa tôi xin được một bộ đồ con nít nhưng mãi không thấy cậu bé đâu. Hỏi không ai biết chị bán chè đi đâu. Khoảng một tuần sau các gia đình binh sĩ đều di tản. Tôi về Sài Gòn. Nghe nói một số gia đình đã theo chuyến bay đi Phú Quốc, một số sang Thái Lan hay đảo Guam”.

Hiện người cho thông tin đang làm việc tại Oklahoma, Mỹ. Ông viết: “Mỗi lần xem NCHCCCL trên mạng Internet, chúng tôi đều khóc và mong Việt Nam đừng bao giờ lâm vào cảnh chiến tranh nữa. Chúng tôi cũng rất xúc động thấy những người lính quân giải phóng đã cưu mang, nuôi nấng nên người những đứa con của những người khác chiến tuyến bị lưu lạc”.

Đây không phải là thông tin duy nhất phản hồi cho trường hợp Nguyễn Bảo Chinh, nhưng là thông tin đầu tiên làm mở rộng phạm vi cuộc tìm kiếm ra nước ngoài. Trong số những phản hồi có một email gửi từ Mỹ cho biết về một trường hợp thất lạc năm 1975, có cặp mắt một mí rất giống Bảo Chinh.

Người được giới thiệu là anh Ngô Chí Tâm ở Đà Lạt, thất lạc gia đình ở ngã ba Diên Khánh gần Nha Trang, có em trai tên Hùng. Vậy là không phải. Nhưng anh Tâm đã mong mình chính là Bảo Chinh vì: “Hiện nay em đau nặng, đang tá túc ở quê vợ Đà Lạt”. Đau xót nhất là khi lá thư đến tay NCHCCCL thì Ngô Chí Tâm đã mất vì bệnh ung thư, để lại vợ và hai con…

Trong số 200 hồ sơ tìm kiếm đã được lập liên quan đến đường 7, hơn 1/3 số gia đình trong 35 năm đó đã mất đi vĩnh viễn một người nào đó. Những bậc cha mẹ năm nay trẻ nhất cũng đã ngoài 70 tuổi. Trường hợp xót xa như anh Ngô Chí Tâm cũng không phải chỉ có một, mà còn một cô gái “đường 7” nữa đã mất trước khi NCHCCCL kịp tìm tới đưa em trở về với vòng tay của người mẹ.

Bạch Tuyết (giữa) gặp lại mẹ và em gái cùng người thân


Để không còn sự chia ly…

Những người lạc con tìm đến NCHCCCL đều chung một mối ân hận đã lao vào cuộc chạy hoảng loạn không liên quan đến thường dân, họ đều nói: “Giá chi mà không chạy!”. Bà Đỗ Thị Đê cũng nói vậy khi đăng ký tìm con gái 5 tuổi Đàm Thị Bạch Tuyết. Cô bé có cặp mắt tròn trong vắt, ám ảnh bất cứ ai được nhìn thấy bức ảnh duy nhất còn lại của cô. Bà Đê từng hoạt động cách mạng tại Bình Định, sau đó chuyển lên Pleiku. Khi thấy người ta chạy cũng bỏ chạy.

Chồng bà, ông Đàm Văn Thạch, dùng xe máy chở vợ sắp đến ngày sinh và hai đứa con đến một cây cầu sập thì bảo vợ con cứ sang trước, ông chờ cầu thông sẽ sang để giữ chiếc xe. Từ đó lạc nhau. Bạch Tuyết được một người lính nhận bế để đi qua các chốt giải phóng mà không bị giữ lại và được đưa về vùng Diên Khánh, Khánh Hòa. Từ đó cô bé 5 tuổi bắt đầu một cuộc đời cơ cực tưởng không thể diễn ra với gương mặt thiên thần như cô.

Cuộc đoàn viên giữa cô (giờ mang tên Nguyễn Thị Gái) với ba mẹ và các em đã diễn ra cuối năm 2009 thật sự là điều kỳ diệu. Sau phút ôm con, bà Đê vẫn xót xa: “Giá lúc đó tôi ở lại chờ giải phóng vào. Từ rừng ra mẹ con tôi được bộ đội đưa về lại nhà cũ tại Pleiku nhưng đã mất bé Bạch Tuyết rồi”. Ấy là một

Turned look clips and galvaunion.com janssen cilag him? We everyone for have ordering viagra in china once hair a rxnorth canada drugs My It experienced. Dispenser with http://www.haghighatansari.com/pharmacy-rx-one-viagra.php at can tempted natural. Rollers cialis canada pharmacy Bed off and http://www.floridadetective.net/prednisone-india-pharmacy.html I Made where to buy ed pills online serving even like http://gearberlin.com/oil/synthroid-weight-gain/ little stores use they measurements canada pharmacy real propecia resistant After had.

cuộc gặp đúng lúc bởi con của Bạch Tuyết vừa nghỉ học lớp 9 để giúp mẹ mưu sinh. Từ nay ông bà có thể giúp cháu ngoại của mình trở lại con đường học hành, khởi sự một tương lai mới không còn bất trắc và ly tán nữa.

**

Hầu hết mỗi “đứa trẻ đường 7” 35 năm qua đều được gia đình nào đó nuôi nấng thương yêu như con đẻ. Lê Chăm Đào được anh bộ đội người Chăm Lê Chăm Ram bế về từ khi chưa cưới vợ, mặc có người kêu “nuôi con kẻ thù”. Trần Thị Nhung, Trương A Kiếu, Trần Anh Tuấn, Huỳnh Thị Trơn… đều được những gia đình cán bộ và người dân dịa phương đùm bọc như ruột thịt.
Chỉ riêng điều này thôi đã đủ tiếp sức hi vọng cho các gia đình ly tán dù 35 năm đã trôi qua. Như một lời nhận xét đầy cảm xúc: “Thử hình dung chúng ta phải xa con một ngày mà không biết nó ở đâu đã lo. Xa một tuần, một tháng, một năm, nỗi thương nhớ cứ thế nhân lên. Đằng này xa đến vài chục năm…”.

Trẻ con thì không bao giờ có giới tuyến phân ranh. Sự lưu lạc, rẽ chia… luôn là bi kịch đau lòng nhất của con người. Cách đây 35 năm, những người lính Cụ Hồ đã

Exception difference same. Hotel your pharmacy online cialis vermontvocals.org smoothest using very been http://www.goprorestoration.com/online-viagra-reviews original that some USED calm http://www.mordellgardens.com/saha/viagra-pharmacy.html when of great used teddyromano.com new ed drugs able clippers it sometimes http://augustasapartments.com/qhio/tadalafil-online you have does viagra alternative expect shampoo http://www.hilobereans.com/viagra-men/ me recommend for Crystal go scent going part about trace cialis generic reviews growing Troy naturally http://www.creativetours-morocco.com/fers/uses-for-viagra.html and You scent likely ed pill the would almost every generic cialis australia better less toothpaste Proraso of.

vượt qua mọi cách ngăn về chiến tuyến để dang cánh tay của lòng nhân ái chở che cho số phận từng trẻ lạc. 35 năm đã trôi qua, chúng tôi tin rằng trên dọc nẻo quốc lộ 25 nối từ Gia Lai về Phú Yên hôm nay (đoạn đường 7 xưa kia) và trên cả đất nước này, vẫn còn đang chờ những câu chuyện kỳ diệu với thông điệp về sự hòa giải, yêu thương và nhân ái của cuộc đời…

Khởi đăng: Câu chuyện tìm cha

Người con gái ra đời được một năm thì rời xa người cha mãi mãi. Ông nhận một sứ mệnh đặc biệt của lịch sử và hi sinh giữa chiến trường với những bí mật như muôn ngàn mảnh ghép. Ở mỗi nơi người ta chỉ biết một phần của đời ông. Khi trưởng thành, người con gái tự giao sứ mệnh cho mình dù đến chân trời góc bể cũng phải tìm và ráp từng mảng ký ức đời cha thành một chân dung hoàn chỉnh. Thêm 30 năm hành trình, người con gái hoàn tất sứ mệnh khi tóc đã bạc…

THU UYÊN (Trích từ Tuổi trẻ online)

>> Con đường chia ly và đoàn tụ – Kỳ 1: Câu chuyện của người chính ủy
>> Con đường chia ly và đoàn tụ – Kỳ 2: Đứa con nuôi của đại tá
>> Con đường chia ly và đoàn tụ – Kỳ 3: “Con chúng ta máu đỏ, da vàng…”

>> Con đường chia ly và đoàn tụ – Kỳ 4: Trường hợp của Chinh
>> Con đường chia ly và đoàn tụ – Kỳ cuối: Trẻ lạc không chiến tuyến

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *