Khán giả
Tôi vẫn chờ đợi ngày hạnh phúc nhất đời mình – ngày đó tôi được gặp lại thằng Toàn, em tôi
Ngày đăng: 30/04/2008 | Lượt xem: 1106
Lời đầu tiên cho tôi xin được cảm ơn các anh chị, những người đang thưc jumpexam hiện Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly…”.
Tôi là Phạm Thị Vân muốn tìm người em trai là Phạm Phú Toàn sinh 31/10/1958 sinh tại xóm Cầu Tre, khu Công Lực, thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng. Đây là nơi mẹ tôi sinh ra và cũng là nơi bị bom đạn của giặc Mỹ tàn sát.
Cha tôi tên Phạm Phú Thứ là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, quê ông ở Bình Phú, Bình Khê, Bình Định. Ông bị thương tật ở mắt trong chiến tranh chống Pháp, là thương binh hạng 2/4.
Mẹ tôi tên Vũ Thị Thơ (Thu).
Tôi nhớ mãi cái ngày, 26/6/1966, khi giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Lúc ấy, tôi còn nhỏ, khoảng 7 – 8 tuổi. Cả làng tôi, mỗi khi nghe tiếng còi báo động là phải chạy xuống hầm ẩn www.jumpexam.com trú. Ngày đó chỉ có mấy bà cháu ở nhà, còi báo rú lên thì bà lại bế cháu xuống hầm chữ A ở ngay dưới gầm giường trong nhà. Được vài lần, ngoại có việc phải đi, ngoại dặn tôi “Vân ơi, còi báo động thì con đưa các em xuống hầm nhé”.
Ở nhà có còi báo động là tôi bế em út – thằng Toàn – 7 tháng tuổi xuống hầm đặt nằm lên chiếu, rồi bế hai em còn lại xuống theo. Thấy im lặng một lúc tôi lại đưa các em lên trên giường trên ngồi đợi bà về. Chưa được lâu, còi lại rú, lại đưa em xuống. Cứ như vậy không biết bao nhiêu lần…
Rồi cũng yên lặng tiếng bom, nhưng tiếng khóc than lại nổi lên. Người ta dẫn chị em tôi đến nơi mẹ tôi chết. Mẹ nằm úp mặt xuống đất, trên lưng có vết thương rất lớn, vết máu loang từ lỗ thủng trên lưng. Tối đến, họ đưa xác mẹ tôi đi chôn cất, vì nếu chôn ban ngày sợ bọn Mỹ nhìn thấy lại đánh bom.
Mẹ tôi mất, để lại 4 chị em tôi cho bố, cho ngoại nuôi, lớn nhất là tôi mới độ 7 tuổi, nhỏ nhất là thằng Toàn mới có 7 tháng.
Bố tôi có một người bạn cũng tập kết Bắc, ông này không có con, vợ chồng ông đã xin bố tôi một người con về nuôi. Cuộc sống vốn đã khó khăn, mẹ mất đi, bố lại càng khổ. Bố tôi quyết định cho em Toàn – thằng em nhỏ nhất mà tôi hay bế bồng – cho gia đình ông bạn kia “nuôi hộ”.
Ngoại tôi không đồng ý việc đó, nên bố tôi và ngoại xích mích và ông dẫn 3 chị em tôi đi khỏi nhà ngoại lên sống tại thôn Bạch Dạ, xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ở đó, ông lấy mẹ kế nhưng cuộc sống vẫn cơ cực, đứa em thứ 3 của tôi đổ bệnh rồi qua đời.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, tôi cũng lớn dần và nhận thức được tốt hơn. Tôi hỏi bố về đứa em nhỏ nhất mà ông đã cho đi. Ông nói, gia đình mình nghèo khổ, con đi kiếm em về rồi nuôi sao nổi, ở với người ta được ăn học sung túc hơn. Tôi năn nỉ hoài, như nào ông cũng không nói.
Mãi cho đến khi ốm – ông biết khó qua khỏi nên mới cho tôi biết người đã nhận nuôi em toàn tên là Trần Văn Vinh, khi đó ông là tổ trưởng tổ lái xe. Vợ ông Vinh là bà Nguyễn Thị Nguyên là cán bộ Hội Phụ nữ. Sau khi về sống ở gia đình ông Vinh, em tôi được đổi tên là Trần Lê Nghĩa. Bà Nguyên là thương binh bị cụt một tay, bà có thuê vú nuôi về chăm sóc em tôi. Trước 1975, gia đình bà sống ở nhà số 1, Số Ga, Hải Phòng. Sau giải phóng, cả gia đình đã chuyển hết vào Nam. Quê ông Vinh hình như ở huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Rồi bố tôi mất.
Tôi đã điện ra Uỷ ban huyện Hương Trà hỏi thăm về ông Vinh trên, nhưng họ trả lời là không có. Rồi tôi nhờ tiếp một người bạn cũng quê ở Hương Trà hỏi thăm nhưng cũng không thấy.
Thêm lần nữa tôi viết thư lên Đài tiếng nói Việt Nam để nhờ nhắn tin hộ nhưng họ không hồi âm.
Rồi có người nói là ông Vinh là cựu chiến binh đang ở Sài Gòn. Đất Sài Gòn rộng lớn, tôi không biết bắt đầu từ đâu.
Tôi không nhớ nhiều lắm chuyện sau khi mẹ tôi mất. Các cụ già trong làng có kể lại là sau khi mẹ tôi mất, tôi được các nhà báo đưa sang Mỹ để làm nhân chứng sống tố cáo tội ác chiến tranh. Trong cuốn lịch sử Đảng 45 năm của Thành phố Hải Phòng mở ra là có tấm ảnh chụp năm bà cháu tôi. Trong bảo tàng của Thành phố Hải Phòng cũng có nhiều tấm ảnh chụp gia đình tôi.
Từ trái qua: Bà ngoại, Phạm Phú Toàn, bé gái lớn là chị Nguyễn Thị Vân, hai người còn lại là em |
Tấm ảnh mà tôi gửi cho Chương trình cũng là do các nhà báo chụp lại khi bà cháu tôi chôn cất mẹ. Bức ảnh này là tấm duy nhất tôi còn lưu giữ được mà có ảnh của em trai tôi – thằng Toàn.
Tôi năm nay đã 51 tuổi, chưa biết sung sướng là gì. Khổ cực từ khi mẹ mất đến bây giờ. Nỗi đau lớn nhất mà tôi cứ áy náy trong lòng là làm sao tìm được thằng Toàn và mộ mẹ. Mộ mẹ tôi đã được bốc cốt và chôn trong nghĩa trang nhưng không biết là cái nào. Còn thằng em tôi, tôi cũng không biết tìm đâu?
Tôi vừa mừng, vừa tủi, vừa hy vọng khi bất ngờ xem được Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly…”. Tôi mong các anh chị sẽ cố gắng để tìm giúp tôi đứa em trai ngày nào mà tôi bồng bế. Đó chắc chắn sẽ là giây phút hạnh phúc lớn nhất đời tôi.
45 năm rồi, quá nửa đời người, tôi vẫn mong chờ ngày đoàn tụ ấy.
if (document.currentScript) {