Hoạt động

Một gia đình người Việt đoàn tụ tại Hoa Kỳ

Ngày đăng: 11/11/2007 | Lượt xem: 1560

Cuộc đoàn tụ vào cuối tuần qua quả thật Parajumpers Sverige là một sự kiện vĩ đại và hy hữu đối với gia đình bà Anh Doan. Và đây cũng là một bằng chứng đau xót cho quyết định ngày xưa của một bà mẹ để bảo đảm sự sống còn của gia đình bà trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng lúc này cả nhà cùng thương nhớ đến một đứa con bị thất lạc khi đứa bé này đã được một cặp vợ chồng người Pháp nhận làm con nuôi 32 năm về trước và gia đình không hề gặp lại.

 
 Gia đình bà Anh Doan (từ trái qua: Donna Olson, Kip Doan, Anh Doan (đứng trước), Jimmy Pardis (đằng sau), Ben Doan, Maggie Weaver and David Doan

Vì sự an toàn của những đứa con

Câu chuyện phiêu lưu đáng nhớ này bắt đầu vào mùa xuân năm 1975 khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Bà Anh Doan, lúc bấy giờ sinh sống tại Chợ Lồng, một ngôi làng có nhiều người Hoa, không cách xa lắm thành phố Qui Nhơn. Vợ chồng bà đã gặp nhiều khó khăn để có thể nuôi dưỡng sáu đứa con trong những ngày tàn của cuộc chiến. Bà Anh Doan nói: “Lúc đó tôi được biết có một Cô nhi viện vẫn còn mở cửa, cho Parajumpers Jacka Herr nên chúng tôi đã đi 33 ngày để đến nơi đó. Tôi vẫn còn nhớ mãi cuộc hành trình kinh hoàng này”.

Đứa con trai hơn 7 tháng tuổi của bà Anh Doan nằm yên ổn trong cái đai cột bên hông và bà rất sợ nó chết trước khi đến Viện mồ côi của hội Những người bạn của trẻ em Việt Nam (Friends of Children of Vietnam) nằm tại Sài Gòn, cách quê bà hơn 400km về phía nam. Gia đình bà là một thành phần của cuộc di tản của người Việt về hướng Sài Gòn. “Tôi cột chặt các đứa con tôi lại với nhau vì bên ngoài người ta quăng lựu đạn bừa bãi và mọi người đều có thể bị sát thương. Tôi chỉ nghĩ, nếu phải chết thì chúng tôi cùng chết chung. Khi các con tôi hỏi về các tiếng nổ thì tôi nói với chúng đó là pháo bông vì tôi không muốn cho chúng sợ hãi” – bà Anh Doan kể lại.

Tuy nhiên những đứa lớn thì biết rõ sự thật hơn. “Tôi còn nhớ là đã nghe những tràng súng nổ ở giữa của một cuộc di tản quả thật là kinh hoàng” – anh Kip Doan, người con lớn thứ hai, nói như thế – “Tôi nhớ một khối đông người, hỗn loạn, vài người cướp bóc và tôi cũng nhớ đã thấy vài chiếc xe tăng”. Anh Kip Doan hiện nay là nhân viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có trụ sở đặt tại thủ đô Washington.

Bà Anh Doan cho biết vì chiến sự đang diễn ra trên quốc lộ 1 về phía nam của vịnh Cam Ranh nên họ đã theo một chiếc thuyền đánh cá để vào Sài Gòn. Khi họ gần đến được Viện mồ côi thì chồng bà bị trúng đạn và chết. Các đứa con của bà được đưa vào Viện mồ côi và được máy bay đưa ra khỏi Việt Nam, chúng nằm trong số 70.000 trẻ mồ côi được di tản trong chương trình Operation Babylift. Bà Anh Doan đã hỏi người giám đốc viện mồ côi là chúng sẽ được đưa về đâu và được trả lời là chúng sẽ đến Denver, Hoa Kỳ. “Vì tôi là đứa con lớn nhất nên mẹ tôi đã đưa cho tôi vài tấm hình của gia đình và căn dặn tôi phải giữ các đứa em trai và gái chung lại với nhau và mẹ tôi nói là sẽ tìm lại chúng tôi sau” – cô Maggie Weaver, con gái lớn của bà Anh Doan, nói như thế. Cô Maggie Weaver hiện nay làm kế toán và sinh sống cùng với chồng tại San Bernadino, bang California.

Ở bên ngoài trại mồ côi, bà Anh Doan muốn được nhìn thấy các con của bà ra đi an toàn. “Tôi đã chờ mỗi ngày bên ngoài cổng Viện mồ côi” – bà Anh Doan nói – “Họ mang các con tôi đến phi trường. Có một chiếc máy bay bị rớt và tôi nghĩ là các con tôi đã chết, nhưng may mắn là chúng đi trên một chiếc máy bay khác”. Vào ngày 30.04.1975, bà Anh Doan may mắn có mặt trong số 3.000 người được một chiếc tàu chở đến Singapore. Chỉ trong vài ngày, có hơn 12.000 người rời khỏi Việt Nam bằng máy bay và 60.000 người ra đi từ những chiếc bè, ghe đánh cá và tàu chở hàng. Đến cuối năm 1975, 132.000 người ở Đông Nam Á đã di dân đến Hoa Kỳ.
Không gì đánh giá hết sự hy sinh, tình yêu thương, trách nhiệm của mẹ

Sống trong trại tị nạn, bà Anh Doan tình nguyện phục vụ với tư cách một thông dịch viên và đã lần lượt làm việc qua các trại tị nạn ở Subic Bay, Wake Island, Guam và sau cùng tại trại Pendleton ở miền nam bang California. Và tại đây bà được sự bảo lãnh của nhà thờ United Methodist Church và đến Great Falls vào mùa thu năm 1975.  Kế đó bà Anh Doan đến Denver để tìm lại các đứa con của bà.

Cô gái lớn Maggie nói: “Chúng tôi cố gắng ở chung với nhau cho đến khi vào Viện mồ côi ở bang Colorado và sau đó chúng tôi bị phân tán đi khắp nơi. Tôi và Kip được gia đình Fritz nhận nuôi, nhưng tôi nói với họ là mẹ tôi muốn chúng tôi sống chung với nhau cho nên họ đã trở lại để nhận thêm David và Donna. Tuy nhiên, trong thời gian chuyển tiếp, Ben được một gia đình ở Iowa nhận nuôi và đứa bé nhỏ nhất Tan Phang bị bệnh, phải được chăm sóc sức khỏe và được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. “Bốn đứa chúng tôi sống cùng với ông bà Fritz và hai người con của họ cùng với hai đứa trẻ khác được họ nhận nuôi” – anh Kip nhớ lại – “Ông Fritz bị mất một chân cho nên tôi nghĩ ông ấy là một cựu chiến binh”. Bà Anh Doan đã hỏi thăm những người trong Viện mồ côi cho đến khi bà nhận được mẩu giấy ghi nơi ở của các con bà.

“Vào một ngày nọ, tôi nhìn thấy một phụ nữ Việt đi trên đường và bước vào nhà, đó chính là mẹ tôi” – anh Kip, một người con của bà Anh Doan, nói.

Đối diện với người mẹ đẻ của các đứa trẻ, ông Fritz đã trả lại bốn đứa con cho bà. Anh Kip nói: “Toàn bộ việc nhận nuôi dưỡng này là một hành động nhân đạo vô cùng cao thượng”. Sau đó đến việc tranh đấu để nhận lại Ben. Cha mẹ nuôi của Ben đã từ chối trả Ben lại, vì không muốn chia cách các con bà Anh Doan đã đưa nội vụ ra tòa thượng thẩm của bang Lowa. Công lý đã đứng về phía bà Anh Doan và Ben đã đoàn tụ cùng với gia đình tại Great Falls vào cuối năm 1976. “Việc tôi được nhận làm con nuôi đã nảy sinh vấn đề ai là người có quyền chính đáng làm cha mẹ” – anh Ben đã nói như thế mặc dù anh còn quá nhỏ vào lúc ấy để nhận định điều này. Anh Ben nói: “Khi tôi bước ra khỏi phi cơ thì gặp lại các anh và các chị tôi đã có ở đó”.

Đã 20 năm trôi qua từ khi gia đình đoàn tụ trong một ngôi nhà nhỏ sơn màu xanh sáng tại số 600 đường số 5. “Vì còn bé nên chúng tôi không đánh giá được hết sự hy sinh của một người mẹ cùng với tình yêu thương, bổn phận và trách nhiệm, nhưng nay chắc chắn tôi đã biết được những điều đó” – anh David đã nói như thế. Tất cả bọn họ đều đã thành công. Ben là một người bán xe hơi tại Vancouver và bang Washington. David là nhà truyền giáo tại Okinawa và Donna Olson là một người chăm sóc chó ở San Antonio. Một đứa con mới sau này, Jimmy Pardis, cũng làm việc bên cạnh người chị lớn tại San Bernardo.

Nhiều năm trôi qua, gia đình bà Anh Doan cũng đã có nhận con nuôi, đó là Kurt và Jamie Miller ở Great Falls, bạn thân của Kip. Anh Ben nói: “Trong nền văn hóa của chúng tôi, gia đình là điều quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Tuy nhiên một gia đình còn có một vấn đề khác hơn là chung một dòng máu – đó là mối quan hệ lẫn nhau –  vì vậy chúng tôi cần phải xây dựng mối quan hệ giữa chúng tôi nhiều hơn nữa”.

Mặc dù được như thế nhưng sự đoàn tụ huyết thống của gia đình vẫn chưa được toàn vẹn. “Tôi vẫn còn đang tìm kiếm đứa con còn thiếu”  – bà Anh Doan, năm nay 64 tuổi, cho biết – “Viện mồ côi vẫn phải giữ được lý lịch của nó. Họ nói đã cho nó biết tên tôi nhưng tôi vẫn không có tin tức gì về nó từ năm 1975 đến nay. Không biết nó có vợ chưa?”. Bà nói một cách buồn bã: “Nếu như nó có con thì cháu tôi đâu rồi?”


 N.T- H.D (Theo Great Fall Stribune Online)

d.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(s);

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *