Hoạt động
Chuyện đời Trần Thị Hạ – Kỳ 3: Đau đáu ngày về
Ngày đăng: 11/11/2007 | Lượt xem: 1286
Phóng viên Trần Minh Hoa (bìa phải) cùng vợ chồng Trần Thị Hạ – Ảnh: Thanh Trúc |
Trên hành trình tìm đường về nhà, Trần Thị Hạ đã may mắn gặp được nhiều người tốt bụng hết lòng giúp đỡ chị. Đoạn kết có hậu trong câu chuyện của Hạ là minh chứng cho thấy lòng tốt vẫn luôn hiện hữu trên cuộc đời này.
Những người tốt bụng
Sáng 21-3, phóng viên Trần Minh Hoa đến tòa soạn báo Đông parajumper Nam Buổi Sáng để làm việc. Anh nhận được tin từ phòng tiếp nhận thông tin bạn đọc cho biết có một phụ nữ họ Vương ở huyện Tấn Giang, thành phố Tuyền Châu gọi điện thoại đến nói là có người quen muốn tìm đường về VN. Trong ba năm làm việc ở tòa soạn, Minh Hoa đã từng tiếp xúc với không ít trường hợp có gia cảnh khó khăn, nhưng chưa có trường hợp nào lạ và nhiều uẩn khúc như chuyện của người phụ nữ này. Sau khi gọi điện thoại cho cô Vương để kiểm tra thông tin, anh đề xuất ý định tìm hiểu thật kỹ câu chuyện này với tổng biên tập và lập tức được đồng ý.
Ngay hôm sau, Minh Hoa lên đường đi Tấn Giang cùng parajumperjackorse phóng viên ảnh Trần Anh Kiệt. “Khi gặp Hạ, chúng tôi vẫn bán tín bán nghi về thông tin chị là người VN. Chị nói tiếng Phúc Kiến rất giỏi, nếu không nghe kể thì tôi cũng rất khó lòng tin rằng chị không phải là người Trung Quốc”, Minh Hoa kể lại. Khi bài báo được đăng, đã có hơn 700 cuộc điện thoại gọi đến đường dây nóng của báo để giúp dịch mảnh giấy của chị Hạ hoặc giúp chị tìm đường về nhà. Chưa bao giờ báo Đông Nam Buổi Sáng nhận được số cuộc gọi nhiều như thế.
Trần Thị Hạ khóc qua điện thoại: “Mẹ ơi, con nhớ mẹ. Con muốn về thăm VN” – Ảnh: CHÚC XIN |
Con số kỷ lục ấy đã nói lên tất cả về tác động của bài báo đến dư luận, và cái tên Minh Hoa cũng trở nên nổi tiếng hơn sau sự kiện này. Nhưng khi trao đổi với chúng tôi, Minh Hoa nhấn mạnh mục đích cuối cùng là giúp chị Hạ đoàn tụ với bố mẹ: “Chỉ khi nào chị Hạ về đến VN, lúc đó nhiệm vụ của chúng tôi mới hoàn thành”.
Những ngày này, khi lai lịch Trần Thị Hạ đã được làm sáng tỏ và đường về nhà của chị trở nên gần hơn, Minh Hoa không chỉ làm công việc của một phóng viên. Anh đứng ra làm đầu mối để liên lạc với Tổng lãnh sự quán VN ở Quảng Châu cho đến khi nhận được hộ chiếu của Hạ, đến hỏi công an về thủ tục làm giấy tờ cư trú cho chị… như một người bạn thật sự. Nhờ sự giúp đỡ của Minh Hoa, ngày về của chị Hạ đang đến rất gần.
Người đứng sau những bài báo của Minh Hoa về chị Hạ là tổng biên tập Quách Bồi Minh. Ông rất quan tâm đến diễn biến vụ việc và thường xuyên đôn đốc Minh Hoa phải thông tin sao cho có lợi cho việc tìm về VN của chị Hạ, tránh biến đề tài thành chuyện câu khách để bán được báo. Tại tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Buổi Sáng nổi tiếng không chỉ vì có số lượng phát hành cao (200.000 bản/ngày), mà còn vì những chương trình từ thiện xã hội. Biết hoàn cảnh Trần Thị Hạ, báo đã vận động một hãng xe tài trợ miễn phí cho vợ chồng chị đến Quảng Châu để gặp đại sứ VN và trở về Tuyền Châu (giá vé một người cho một chuyến đi về khoảng 800.000 đồng). Mọi chi phí ăn ở, đi lại của vợ chồng chị tại Quảng Châu cũng được báo đài thọ.
Trên hành trình tìm đường về nhà của mình, chị Hạ còn gặp được rất nhiều người tốt khác. Một ân nhân mà chị Hạ suốt đời không quên là anh Nguyễn Việt Dũng, người đã chuyển thông tin từ bài báo trên Đông Nam Buổi Sáng về VN. Anh Dũng đang làm việc tại Tuyền Châu, tuy không đọc được chữ Hoa nhưng khi nghe người quen nói có trường hợp cô gái VN bị mất tích đăng trên báo, anh đã ngay lập tức viết mail nhờ Tuổi Trẻ giúp đỡ. Cũng nhờ anh Dũng thông dịch mà chị Hạ có thể nói chuyện với người nhà ở VN trong lần gọi điện thoại về nhà. Ngoài ra, nhờ sự quan tâm giúp đỡ tận tình của đại sứ VN và các cán bộ ở Tổng lãnh sự quán VN tại Quảng Châu mà trường hợp chị Hạ mới được giải quyết nhanh chóng.
“Về VN một tuần sẽ nói được tiếng Việt!”
Sau khi chia tay chúng tôi, ngày nào Trần Thị Hạ cũng gọi điện thoại nói chuyện. “Các bạn đến đây mình rất vui. Các bạn về mình buồn lắm”. 16 năm tha hương, Hạ hầu như đã hòa nhập hoàn toàn vào cuộc sống mới. Thấy Hạ nỗ lực nói tiếng Việt mà thương, chị cố hết sức chắp nối vốn từ tiếng Việt rời rạc của mình thành câu để nói chuyện với chúng tôi, từ nào không biết là hỏi. Khi chúng tôi giúp chị gọi điện về nhà, chị đã có thể hiểu nhiều hơn lần trước. Chị vừa khóc vừa hỏi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ đi làm không?”, “Mẹ ăn cơm chưa?”, “Anh Luân có vợ chưa, có con không?”. Sau khi gác máy, Hạ bần thần đưa tay lau nước mắt, rồi nói: “Về VN một tuần thì có thể nói được tiếng Việt!”.
Hiện nay cuộc sống của Hạ ở Tấn Giang rất buồn và cô đơn. Chị không có bạn bè, có chuyện gì buồn phiền cũng chỉ giữ trong lòng, không biết tâm sự cùng ai. Sự có mặt của chúng tôi khiến chị vui lắm, có lẽ chưa bao giờ trong đời chị lại cười nhiều như thế. 12 năm về làm dâu, Hạ chỉ quanh quẩn trong xóm, hầu như không đi đâu xa. Hôm chúng tôi đến, chị tỏ ý muốn đi Tuyền Châu chơi. Đó là lần đầu tiên Hạ đặt chân đến thành phố này, dù nó chỉ cách nhà chị 40 phút đi xe. Minh Hoa kể rằng khi lần đầu tiên đến nhà gặp chị, họ chỉ đi ra ngoài một chút nhưng khi về chồng chị đã rất lo lắng.
Ngày rời Tuyền Châu về VN, chúng tôi nhận được cuộc điện thoại của chị: “Nhờ nói với bố mẹ mình là mình rất nhớ bố mẹ, muốn về nhà thăm bố mẹ”. Rồi Hạ cất tiếng hát, những câu hát tiếng Việt mà Hạ vẫn thầm hát trong lòng mỗi khi nhớ nhà trong 16 năm qua: “Ai có thương tôi thân tàn đá lạnh. Mẹ bố tôi bây giờ đâu rồi”. Trong điện thoại, tiếng Hạ sụt sùi.
THANH TRÚC – CHÚC XIN
______________________________
Ngày đoàn tụ sau hơn 16 năm xa cách đã rất gần. Trong khi các cơ quan tại VN nhanh chóng lo thủ tục cho Hạ sớm về thăm lại quê hương thì những người thân của cô sốt ruột từng ngày. Ngày trùng phùng chưa đến mà nước mắt vui mừng đã rơi…