Hoạt động
“Biệt tích” 41 năm vì giận vợ
Ngày đăng: 11/11/2007 | Lượt xem: 1254
Họ hàng ngỡ ngàng khi thấy ông Nguyễn Đức Vượng ( trái) sau 41 năm mới trở về nhà. |
Một ngày đầu tháng 7 vừa qua, người dân làng Chùa, xã Hướng Đạo, Tam Dương, Vĩnh Phúc, xôn xao khi nghe tin ông Nguyễn Đức Vượng, người đi bộ đội cách đây 41 năm trở về làng. Người vợ của ông, một cô giáo dạy nghề thú y, đã chờ đợi ông hơn 20 năm rồi mới đi bước nữa lặng đi, rồi nấc lên: “Ông nợ tôi nhiều lắm!”.
Chỉ vì có… hai cô Vần
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, Nguyễn Đức Vượng lên Parajumpers Jacka Herr đường nhập ngũ khi mới ở độ tuổi đôi mươi. Trước hôm nhập ngũ, gia đình đã tổ chức đám cưới cho anh với cô Vũ Thị Vần, người cùng xã, là giáo viên tập sự dạy trường trung cấp chăn nuôi đóng ở Tam Dương (Vĩnh Phúc). Một tuần sau ngày cưới, Vượng được lệnh lên đường sang Hà Bắc huấn luyện rồi vào Nam chiến đấu ở chiến trường Tây Ninh. Còn Vần ở lại khu tập thể của trường tiếp tục giảng dạy
Chiến trường Tây Ninh những năm 1967-1968 ngày càng ác liệt, đường thư bị gián đoạn nên Vượng rất ít khi nhận được thư nhà. Một chiều hành quân, Vượng tình cờ gặp anh Trịnh Tiến Tý, đồng hương Vĩnh Phúc, trước trọ học ở làng Chùa những ngày sơ tán. Mới gặp Vượng, Tý đã ôm chầm lấy anh và thông báo tin mừng, Vượng đã có con trai! Vượng hấp tấp hỏi lại: “Vợ tôi sinh con lâu chưa?”. “Được ba tháng rồi, khi tớ vào đây còn nom thằng bé giống cậu lắm đấy, thôi tớ đi đây khi nào gặp lại thì nhớ khao nhé!”.
Trịnh Tiến Tý nói xong rồi vội vã xốc ba lô tiếp tục theo đơn vị hành quân. Vượng đã bao đêm mất ngủ và… nhẩm tính: “Mình xa quê được hơn 2 năm, sao vợ mình mới sinh con được ba tháng là sao. Thôi thế là cô ấy có con với người khác rồi! Thế này thì tức thật, cô ấy đã phản bội mình rồi!”. Quyết làm cho ra nhẽ, Vượng tìm đến đơn vị của Trịnh Tiến Tý để hỏi thăm thêm tin tức gia đình, thì hay tin Tý đã hy sinh sau khi gặp Vượng hai ngày.
Đến đây, cũng nên kể về hoàn cảnh của gia đình Vượng cách đây hơn 40 năm. Ông thân sinh ra Vượng có tới hai bà vợ và chín người con, Vượng là con của bà vợ hai, nên trong gia đình hay xảy ra chuyện lục đục. Nay vợ có con với người khác… Anh thề sẽ không trở về mảnh đất ấy nữa, chỉ tập trung vào chuyện chiến đấu.
Kết thúc chiến tranh, Nguyễn Đức Vượng là thương binh hạng 4/4, được cấp trên tặng 3 giấy chứng nhận là dũng sĩ diệt Mỹ. Sau khi phục viên, Vượng xin định cư cạnh đơn vị cũ tại ấp Phước Hoà,parajumper xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Tại đây, 5 năm sau anh kết hôn với cô Nguyễn Thị Ngàn, người cùng ấp. Còn ở quê, người thân đã lập bàn thờ vì ngỡ rằng ông đã hy sinh.
Tết Đinh Hợi vừa qua, ông Vượng đã xấp xỉ gần đến tuổi “thất thập cổ lai hi” và qua một trận ốm tưởng chết. Sau trận ốm ấy, tự dưng ông muốn được về thăm quê hương dù chỉ một lần. Còn chuyện người vợ cũ, ông đã quên lâu lắm rồi, vì nhớ làm gì con người bội bạc ấy.
Thế nhưng, khi ông mới đặt chân về đến nhà, trong khi người thân ngỡ ngàng vì sau chừng ấy năm biệt tích, ông đã trở về thì ông lại ngã ngửa khi biết rằng, vợ ông đã mòn mỏi chờ ông đến 20 năm mới xin phép họ hàng bên chồng cho đi bước nữa với một người đàn ông goá vợ ở làng bên. Còn cô Vần “có con” lúc ông đi chiến đấu vắng nhà năm xưa, là một người phụ nữ khác cũng tên là Vần, cũng lấy chồng là người làng ông và chồng cô ấy cũng đi bộ đội, hoá ra làng ông có… hai cô Vần!
Nghe tin ông trở về, anh em họ hàng lập tức dẹp… bàn thờ ông. Còn Chủ tịch xã Hướng Đạo Vũ Văn Quỳnh sau khi gặp đã cho người xác minh danh tính của ông ở xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, Tây Ninh. Kết quả trong đó đưa ra, ông đúng là Nguyễn Đức Vượng, quê ở xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Là thương binh hạng 4/4, có vợ là Nguyễn Thị Ngàn, người cùng ấp. Ông hiện có ba người con, hai gái và một trai, tất cả đều đã trưởng thành. Nói về chuyện này, nguyên Chủ tịch xã Hướng Đạo, Nguyễn Văn Thi xác nhận, ông Nguyễn Đức Vượng đi bộ đội cùng ông và chiến đấu cùng ở trong Tây Ninh, nhưng sau năm 1975 thì ông Vượng bặt vô âm tín.
Ông Nguyễn Văn Sinh, năm nay 87 tuổi là anh trai trưởng của ông Vượng thì cho hay: “Trông chú ấy về tôi vừa thương vừa giận, tại sao chú ấy lại làm thế, thím ấy ở nhà chờ đợi chú ấy đến 20 năm. Hai mươi năm ấy, thím Vần luôn là dâu hiền, hiếu thảo với gia đình bên chồng. Năm 1986, họ hàng đã phải động viên thím ấy đi bước nữa để kiếm đứa con sau này có người phụng dưỡng. Thật là…”.
Cụ Vũ Thị Oanh, mẹ của bà Vần nghe tin con rể trở về sau hơn bốn mươi năm đã không oán giận. Bà làm một mâm cơm tươm tất và mời tất cả các dâu, rể đến dự. Tất nhiên là không thể thiếu ông Vượng và bà Vần. Ông Vượng đã quỳ trước bàn thờ bố vợ tạ lỗi. Còn bà Vần khi nhìn thấy ông Vượng, đã lặng đi hồi lâu rồi nấc lên: “Ông nợ tôi nhiều lắm!”. Ông Vượng oà khóc: “Tôi xin Vần thứ lỗi, tội của tôi có khi hết kiếp sau cũng không trả đủ được!”.
Hôm tôi đến thăm ông Vượng, nghe tin ông đang sửa soạn rời quê hương Vĩnh Phúc để trở vào Tây Ninh, vì nơi ấy có một gia đình đang chờ đợi ông. Ông ngậm ngùi tâm sự nói: “Giá như ngày ấy tôi bình tâm suy nghĩ, thì đâu phải hối hận như bây giờ, tôi không dám đổ tại hoàn cảnh chiến tranh đâu. Tôi thật đáng trách, tôi muốn chuyện của tôi là một bài học đắt giá cho những ai có tính cố chấp trong cuộc sống gia đình. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như ai đó nói về vợ hay chồng mình có những điều không hay mà mình đã vội vã tin ngay đó là sự thật, thì có lúc hối không kịp như tôi!”.
(Theo Gia Đình)