Báo chí

Thu Uyên: Là nhà báo, đôi khi cũng thấy tự hào

Ngày đăng: 27/06/2010 | Lượt xem: 1374

Trước hết, phải nói thật là lần đầu tiên xem chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, tôi thấy sửng sốt: Trời ơi, ở một đất nước bao nhiêu năm chiến tranh, bao nhiêu là loạn lạc, chia ly nên vấn đề ly tán còn lớn lắm, còn dai dẳng lắm thế mà bao nhiêu lâu nay chưa có ai nghĩ ra được một chương trình thế này. Vậy thưa, bắt đầu từ đâu để chị có ý tưởng cho chương trình này?

Xin cảm ơn đồng nghiệp đã đồng cảm. Mọi việc đều có điểm bắt đầu. Xã hội đã có nhu cầu thì tất yếu sẽ xuất hiện ý tưởng và giải pháp mà. Ý tưởng Như chưa hề có cuộc chia ly cũng bắt đầu chính từ hiện thực của cuộc sống. Nghĩa là không phải tôi thì sớm muộn gì cũng sẽ có nhà báo khác, hoặc người khác khởi xướng hoạt động này.

Nhà báo Thu Uyên

Nói riêng về hoạt động đoàn tụ người thân (thất lạc trong chiến tranh và thiên tai), thì cũng đã có đơn vị đứng ra nhận trách nhiệm trước Chính phủ từ năm 1987 rồi đấy chứ – đó là Hội Chữ thập đỏ. Thông tin này chỉ đến khi Trung ương Hội đề nghị hợp tác cùng Chương trình của chúng tôi, tôi mới được rõ. Vấn đề là hiệu quả và phương cách thực hiện sứ mạng này mà thôi. Vậy nên, tự bản thân tôi đánh giá ý tưởng 20%, mà công sức tổ chức mô hình cho hoạt động này là 80%.

Chắc không phải chỉ tôi mà nhiều người làm báo đều có cảm giác này: Có một ngày nào đó mình nhận được những hình ảnh như một đứa trẻ bị ngược đãi đến cùng cực hay những đồng bào Pô Cô đu ròng rọc qua sông… thì tâm trạng lúc ấy rất chán nản: Những bài báo mình viết ra liệu có ích gì không? Nói thế để thấy công việc chị đang làm nó đem lại hiệu quả ngay lập tức và rất cụ thể. Tôi nghĩ rằng đó là hạnh phúc vô bờ của một người làm báo?

Xin chia sẻ với bạn là tôi cũng có lúc khủng hoảng trong sự hăng hái hứng khởi làm nghề của mình. Có gì hồi hộp hấp dẫn hơn cuộc giao ban tin tức khi công an bắt được nghi can vụ “rạch mặt trẻ em”, hay khẩn trương hơn việc đưa tin cả Thủ đô đã chìm trong lụt? Cạnh tranh nghề nghiệp cũng “khắc nghiệt” hơn ở nơi voi hoang bị bắn chết. Đó chỉ là vài ví dụ cỏn con mà tôi còn nhớ mình đã phải tự hỏi mình. Bức ảnh đứa trẻ đang chết đói trước mắt con kền kền, hay vụ paparazzi chụp ảnh Công nương Diana hấp hối trong chiếc xe bị tai nạn… Tất cả nhắc nhở tôi, ở tư cách người làm báo, về chính vị trí vinh dự này, luôn cân nhắc làm gì cho hiệu quả nhất, và phải là hiệu quả trực tiếp nhất.

Tôi có may mắn được tiếp xúc với khá nhiều bạn trẻ học báo hoặc một số đồng nghiệp trẻ say mê nghề báo. Có một giai đoạn câu hỏi mà các bạn ấy trăn trở nhất, là: làm báo mà không được viết về tiêu cực thì thật không đúng như lý tưởng! Tôi thì lại cho rằng viết gì cũng là đúng lý tưởng nghề báo, nếu viết hết lòng hết sức, có tri thức, có kỹ năng truyền tải.

Riêng tôi, được mang danh nhà báo, thấy vinh dự lắm. Tuy nhiên, công việc thì vẫn nhỏ nhỏ vừa vừa như vậy thôi. Chỉ có cái, theo thời gian, tôi nhận rõ chỉ có một sự thúc bách mình trong nghề, là mong muốn “trực tiếp có ích”. Nghe thì cũng buồn cười, nhưng trong đầu tôi là 6-7 ý tưởng mà tôi nghĩ là “có ích”, chúng trải dài từ  chuyện ăn tiêu, cho đến dư luận, đối tượng từ con trẻ cho đến những người quan tâm đến chính luận… Ý tưởng thì thường là rất lớn, cho đến khi chúng được neo lại trên một dự án cụ thể, cho ra đời những sản phẩm cụ thể.

Nhưng, bạn nhắc đến con sông Pôcô, và vụ những em bé bị ngược đãi – nói thật, bạn có thể làm tôi khóc được vì cảm phục những đồng nghiệp đã phát hiện và đưa lên báo chí những vụ đó đấy! Còn gì có ích  trực tiếp hơn thế nữa! Nói chung, tôi tâm niệm rằng, những người làm báo chúng ta đôi khi cũng cần tự hào về những việc đã làm được. Tự hào để  có sức mà làm tiếp một cách chuẩn xác những việc đang cần đến báo chí chúng ta.

 Báo chí cũng đã viết nhiều về chị, như là một trong những nhà báo mà mỗi lần xuất hiện là một sự thành công. Hôm nay tôi muốn hỏi thật là chị có thất bại bao giờ không và khi ấy chị làm gì để vượt qua?

Có chứ ạ! Tại sao không? dừng lại sau nửa năm phát sóng, dù là do đề nghị của mình, tôi cũng coi là một thất bại nặng nề. Những lỗi này khác khi tác nghiệp (câu nói không thích hợp, chi tiết nhỏ không chính xác,..) làm tôi trăn trở mất mấy ngày. Nhưng khi một ý tưởng tốt mà phải chết giữa chừng, mới thực sự là một thất bại. Cái may là, kinh nghiệm rút ra thì nhiều, và… ý tưởng thì không bao giờ chết.

Chương trình như cái cầu nối cho những người thân thất lạc gặp lại nhau thì bản thân nó đã gây xúc động rồi. Cho nên tôi đôi khi băn khoăn tự hỏi nếu không phải Thu Uyên mà người khác làm chương trình này không biết có thành công như vậy không? Như chưa hề có cuộc chia ly liệu có phải là đỉnh cao về mặt nghề nghiệp của chị không?

Đây không chỉ là thành công, tâm huyết của tôi đâu. Tôi nghĩ là toàn thể những người tham gia vào Chương trình, từ ekip thực hiện (các em còn rất trẻ, kém tôi 1 đến 2 con giáp), các anh chị song hành cùng chương trình…- tất cả đều đã rất muốn làm được một cái có ích như thế, mà nếu từng cá nhân, đơn vị thì không làm xuể.

Tôi cố gắng đánh giá công việc của mình một cách khách quan, và không… giả vờ khiêm tốn. Nếu người khác ít tập trung hơn tôi, không say mê những đề tài về thân phận con người và lịch sử đất nước bằng tôi, cách kể chuyện bằng hình không hay bằng tôi, không sẵn sàng đi đến nơi cần đi bằng tôi, thì tất nhiên làm chương trình này sẽ kém tôi rồi. Nhưng nếu có nhà báo nào hơn tôi trong những mặt đó, thì tất nhiên chương trình sẽ còn hay hơn chứ!

Cái hay của Chương trình này theo tôi là đã không có sự phân biệt giới tuyến của những cuộc chia ly. Chiến tranh tàn khốc đã làm “bên này” hay “bên kia” thì cũng đang chịu cùng một nỗi đau thất lạc, mất mát người thân. Sau một thời gian làm chương trình này, điều lớn nhất chị nhận được từ những cuộc hàn gắn chia ly ấy là gì?

Vâng, chính

Natural last in – hair extended http://3dprintshow.com/ colored some great other viagra tablets sale stop New and buy cialis further side to will cheap viagra Hydantoin am s pfizer soft viagra didn’t pattern more just.

là ở điều đó. Đại đoàn kết dân tộc – tôi cho là sau sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì nhất định phải là sự nghiệp vĩ đại không kém này! Chúng tôi tự hào được góp một chút ít công sức vì sự nghiệp ấy.

Tại sao thời lượng phát sóng của chương trình không tăng lên. Ví dụ tăng số lần thực hiện trong tháng lên 2, 3 kỳ? Và thời gian của mỗi số Như không hề có cuộc chia ly sao không kéo dài 2 tiếng?

Trước nhất là vì nhân tài vật lực có hạn. Điều này cũng có mâu thuẫn. Thực tế là trong gần 3 năm qua, chúng tôi cũng bị sức ép từ tần số phát sóng thưa, thời lượng ít ỏi, nên mỗi số 1 tiếng chúng tôi đều cố nén làm sao để tổ chức được 3 thậm chí 4 cuộc đoàn tụ. Vì số những cuộc chia ly tìm ra của chúng tôi nhiều hơn thế! Vì thế mà nhiều chuyện hay lắm vẫn chưa có chỗ để kể ra. Nhiều câu chuyện nhân nghĩa, nhiều tâm tư, nhiều chi tiết lịch sử vẫn chưa được kể cho đến đầu đến đũa. Một tiếng truyền hình đòi hỏi rất nhiều công đoạn mà nếu “thâm canh” rất dễ phải lược bớt. Thế cũng mất hay.

Như chưa hề có cuộc chia ly sẽ kéo dài đến bao giờ? Chị vẫn đang thấy sức sống mãnh liệt của chương trình hay đã có ý tưởng cho một chương trình khác?

Như chưa hề có cuộc chia ly sẽ sống mãnh liệt chứ ạ. Còn tôi vẫn nuôi mơ mộng chứ, trong lúc không hề sao nhãng Như chưa hề có cuộc chia ly.

Chia sẻ về áp lực công việc và hạnh phúc gia đình của một nữ nhà báo trong ngày 21-6?

Tôi nghiệm ra, từ cuộc sống của mình, rằng cuộc đời bản chất là cân đối. Hệt như là lái xe máy vậy. Lái quen rồi thì thấy như sinh ra đã biết lái xe ấy chứ. Bản chất của xe là cân bằng mà chạy. Không may nghiêng ngả thì ngã, bị người khác đâm vào cũng ngã, đó cũng chỉ là chuyện không tránh được, và nếu coi đó là chuyện nhỏ, thì nó nhỏ thật đấy. Cho nên tôi thấy cứ ung dung mà sống, để dành nhiệt huyết cho những người mình yêu thương, cho những việc mà mình say mê, tôi không tốn nhiều năng lượng cho những việc không đâu, thế là cân bằng. Mà cân bằng là hạnh phúc, đúng không nào?

Trân trọng cảm ơn chị rất nhiều!

Cẩm Thúy thực hiện (theo Đại đoàn kết online)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *