Báo chí
Như là cổ tích
Ngày đăng: 16/02/2011 | Lượt xem: 3754
Sau hơn 3 năm lên sóng, Như chưa hề có cuộc chia ly đã kết nối thành công 240 cuộc đoàn tụ. Chương trình này đã làm hàng triệu con tim rung động bởi tính nhân văn đặc biệt
Hiện có đến 3 nhà xuất bản đề nghị được phát hành sách Như chưa hề có cuộc chia ly. Ngoài ra, một số nhà biên kịch, đạo diễn ngỏ ý được chuyển thể chương trình này thành phim truyền hình. Có được điều này bởi chương trình đã làm hàng triệu con tim khán giả trong và ngoài nước rung động từ tính nhân văn của nó.
Giây phút nhận ra người thân. Ảnh TAD |
Ra mắt số đầu tiên vào cuối năm 2007, đến nay Như chưa hề có cuộc chia ly (phát sóng vào lúc 20 giờ ngày chủ nhật cuối tháng trên kênh VTV1) đã kết nối thành công 240 cuộc đoàn tụ từ gần 10.000 hồ
sơ được gửi về. Với ê kíp thực hiện chương trình do chị Thu Uyên đứng đầu, đây chỉ là khởi đầu tốt đẹp cho một hành trình dài kế tiếp. “Có lẽ chúng tôi cầu toàn và… tham lam nên vẫn chưa hài lòng với những gì đã làm được. Còn nhiều điều muốn làm lắm nhưng ở thời điểm này, trong hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề, chúng tôi vẫn chỉ cố gắng hết sức có thể thôi. Nhưng tôi tin rằng tâm nguyện nhân rộng chương trình trong tương lai chắc chắn sẽ được triển khai” – Chị Thu Uyên chia sẻ. Tuy vậy, với khán giả, đặc biệt với những người trong cuộc đã từng tuyệt vọng vì tìm kiếm bất thành, đây đã là con số kỳ diệu. Những cuộc đoàn tụ đã diễn ra giống như chuyện cổ tích thời hiện đại.
Một trong những lý do hoặc vì biến cố trong chiến tranh hay bởi tình
huống bất ngờ nào đó xảy ra trong quá khứ mà biết bao gia đình đã ly tán, con cái lạc mất cha mẹ; những đứa trẻ mồ côi tiếp tục bị xô dạt khắp nơi… Thế mà, sau hơn 30 năm, 50 năm, nhiều người đã thành đạt, đã có cuộc sống gia đình êm ấm vẫn khát khao tìm về cội nguồn, mong được gặp lại người thân yêu. Chuyện của anh Trần Ngọc Di ở Đà Nẵng lạc cha mẹ hơn 33 năm; chuyện anh Nguyễn Văn Linh ở Năm Căn – Cà Mau lạc gia đình hơn 22 năm; chuyện anh Nguyễn Văn Hùng lạc cha mẹ, anh chị em trong chiến tranh từ năm 1973, để rồi từ đó Hùng trở thành trẻ mồ côi ở Làng Thiếu niên Thủ Đức và “bám trụ” ở đây với hy vọng có một ngày đoàn tụ với người thân; lá thư đầy tâm nguyện của sư thầy Thích Hạnh Bảo ở nước ngoài mong muốn tìm lại mẹ ruột nhân dịp về nước tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2008 tổ chức tại Hà Nội; là câu chuyện của cô bé thần tượng âm nhạc Thụy Điển mong muốn được gặp mẹ ruột sau thành công ban đầu của mình; là cậu bé con lai Randy đã là một ca sĩ chuyên nghiệp trở về Việt Nam với mong ước một lần được biết người mẹ đã sinh ra mình… Biết bao câu chuyện ly tán còn sót lại của nửa thế kỷ XX nằm trong chồng hồ sơ, trong thư từ gửi đến chương trình, không chỉ được khán giả biết đến qua Như chưa hề có cuộc chia ly mà còn tìm thấy trên trang web “Hãy lên tiếng” (www.haylentieng.vn)… Biết bao điều mơ ước tưởng như vô vọng vì những mảnh ký ức quá mờ mịt, rời rạc của thời trẻ thơ bỗng được kết nối thật diệu kỳ.
Những người con chờ đến lượt mình được trở "Về với mẹ" trong đêm Gala NCHCCCL 2011. Ảnh Bảo Long |
Những cuộc đoàn tụ mà chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly đã làm như chuyện cổ tích, bởi chính những người trong cuộc cũng không ngờ điều kỳ diệu đoàn tụ lại có thể xảy ra, nhất là khi chính bản thân họ đã tổn sức tìm kiếm, đã hy vọng rồi chấp nhận sự thật trong tuyệt vọng.
Không chỉ chị Thu Uyên bận rộn với bộn bề công việc của Như chưa hề có cuộc chia ly mà những người trong ê kíp cũng hết sức vất vả. Anh Nguyễn Văn Linh, nhân vật đoàn tụ đầu tiên của chương trình, hiện đang đảm nhiệm vai trò thu thập thông tin từ những trường hợp có nguyện vọng tìm kiếm người thân. Đôi khi anh phải nghe điện thoại đến… bỏng cả tai và chỉ để hỏi những câu đơn sơ như: “quê anh/chị có gì đặc trưng, ở đấy vùng cát nhưng cát có nóng không, khi bị mất tích vào mùa gì, có những gì…”. Ít ai ngờ chính những chi tiết đó lại hé ra manh mối để tìm kiếm.
Thực tế, công việc của họ giống như một thám tử chuyên nghiệp. Sự khác biệt có chăng chính là nếu thám tử làm việc theo dịch vụ, được trả tiền còn những người của Như chưa hề có cuộc chia ly làm việc bởi tâm huyết, bởi hạnh phúc của một người làm công việc thiện nguyện mà họ cảm nhận được.
Khi được hỏi anh chị nhận được gì từ Như chưa hề có cuộc chia ly, chị Thu Uyên nói: “Đó là hạnh phúc”.
if (document.currentScript) {