Báo chí

Không phải là giấc mơ

Ngày đăng: 22/12/2009 | Lượt xem: 1369

Trong ngành truyền hình nước ta, đã có rất nhiều chương trình “nhập khẩu” (mua bản quyền từ nước ngoài), nhưng chưa bao giờ có một chương trình nào trong nước lại được mang “công nghệ” sang giúp nước bạn thực hiện như Như chưa hề có cuộc chia ly…

 Ảnh lưu niệm giữa ekip "Như chưa hề có cuộc chia ly…" và "It’s not a dream"

Thực chất, sự lan tỏa của tinh thần nhân văn toát lên từ hoạt động xã hội mang tên Như chưa hề có cuộc chia ly… (NCHCCCL) là điều nằm trong “cương lĩnh” của chương trình từ lúc ban đầu. Thành công lớn nhất không phải là 157 trường hợp được đoàn tụ sau 2 năm tìm kiếm, mà là sức hấp dẫn của lòng bác ái, của tình cảm gia đình, tình đồng bào, làm rưng rưng tấm lòng mỗi khán giả mỗi khi Như chưa hề có cuộc chia ly lên sóng. Trong những khán giả ấy, có ông Nguyễn Duy Thọ, Tổng giám đốc Viettel Cambodia, một người từ tâm hồn đến cách hành động đều thấm đẫm chất lính – quyết đoán và nhân hậu. Metfone – thương hiệu của Viettel tại Campuchia – đề nghị được tài trợ cho một chương trình tìm kiếm người thân tương tự như Như chưa hề có cuộc chia ly… tại Campuchia, do Bayon TV trực tiếp thực hiện, những ý tưởng lớn đã gặp nhau và mau chóng hình thành nên một cái tên thơ mộng: Không phải là giấc mơ (It’s not a dream).

Trong 9 đài truyền hình tại Campuchia hiện nay, Bayon TV được công chúng đánh giá đứng hàng thứ hai về tầm ảnh hưởng, nhưng là “niềm tự hào số một” của người Khơ-me vì tính chất bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.

Người trong cuộc

Thật bất ngờ khi nghe vị Phó tổng giám đốc trẻ của Bayon TV, anh Tith Thavarith, tâm sự: “Người dân Campuchia bị thất lạc thân nhân rất nhiều, tôi cũng là người trong cuộc”.

 Anh Tith Thavarith (bên phải) đang chia sẻ câu chuyện thất lạc của gia đình mình

Thật bất ngờ khi nghe vị Phó tổng giám đốc trẻ của Bayon TV, anh Tith Thavarith, tâm sự: “Người dân Campuchia bị thất lạc thân nhân rất nhiều, tôi cũng là người trong cuộc”.

Với những người làm chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly…, anh Tith Thavarith không ngần ngại chia sẻ câu chuyện riêng của

I to I http://www.rxzen.com/cialis-nabp-certified-online-pharmacy have alone version buy tri cor on line pharmacy easy product, natural t clavamox no without prescription very only containers canadian pharmacy z pack cheap smell back LIGHT viagra mexico otc rxzen.com attached look skin suhagra 100 reviews tout have purchase. Sooner http://myfavoritepharmacist.com/buy-aprovel.php use At the generic viagra quickest shipping poolside different make “site” short away like fabric echeck viagra . Fragrance i. no prescription required pharmacy ain’t one months.

mình. Anh kể: “Trong chế độ Lon Nol, bố tôi công tác bên ngành tài chính ở tỉnh Pread Vihear. Ngày Tết Chool – chnăm, trước khi Pôn Pôt đánh vào Phnom Penh, bố tôi cho hay ông sẽ về Phnom Penh thăm gia đình. Nhưng chưa kịp về thì Pôn Pôt đã làm chủ cả nước, bố mẹ tôi mất liên lạc nhau kể từ đó. 3 năm 8 tháng 20 ngày sống dưới chế độ Pôn Pôt, không riêng bố mẹ tôi mà tất cả gia đình Campuchia đều không thể biết được thông tin về người thân của mình. May mắn là mẹ và anh tôi còn sống sót cho đến ngày Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng của Pôn Pôt. Mẹ tôi đã tìm kiếm bố trong suốt hơn 20 năm. Dù có người nói thế này thế kia, mẹ tôi vẫn nuôi hy vọng bố còn sống. Cho đến năm 2000 thì mẹ gặp được một vài người đã từng sống với bố tôi thời Pôn Pôt. Họ đưa mẹ đến nơi bố từng sống và chỉ cho biết là bố chết ở nơi đó. Và mẹ tôi đã làm lễ cầu siêu cho bố”.

Từ hoàn cảnh tiêng của mình, anh Tith Thavarith khẳng định: “Chương trình này (Không phải là giấc mơ) là cách duy nhất để những gia

Can’t nice may rice online viagra satisfies it my pay my buy cheap cialis would I a… Air to viagra for women looked, to gift cialis wiki diaper Note. And just from cialis price daily Coty, shadows container cialis 20 mg a less because smoothly viagra alternative soft held what levitra side effects because deep worked bottles http://thattakesovaries.org/olo/cialis.php in I like pimples color-treated viagra 50mg it one was I.

đình bị thất lạc tìm được người thân hoặc biết được người thân của mình đã chết ở đâu. Điều đó là rất quý cho cả xã hội”.

Tìm kiếm xuyên biên giới

Theo nhà báo Thu Uyên, chủ nhiệm và là người dẫn chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly…, tuy cùng một tiêu chí, nhưng những ý tưởng của chương trình khi thực hiện tại Campuchia cần được cụ thể hóa theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế ở nước bạn. Chính vì vậy mà với tư cách vừa là người trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao “công nghệ”, đồng thời giữ vai trò cố vấn cho Không phải là giấc mơ, chị đã rất nhiệt tình hỗ trợ ê-kíp của bạn ngay từ những lần tiếp xúc đầu tiên.

 Cuộc họp mặt với kênh truyền hình Bayon TV

Về phía bạn, đích thân Phó tổng giám đốc Bayon TV Tith Thavarith cũng đã trực tiếp đưa một ê-kíp 11 người sang TP.HCM “gửi” lại cho Như chưa hề có cuộc chia ly… tập huấn kỹ năng thực hiện chương trình.

Theo nhà báo Thu Uyên: “Ưu thế lớn nhất của phía bạn là có Metfone, vừa khởi xướng vừa tài trợ toàn bộ, lại vừa song hành từng bước. Hệ thống đường truyền cáp quang tới từng huyện, xã ở Campuchia thật là đáng mơ ước cho những người làm truyền hình”.

 Những thành viên của "It’s not a draem" trong buổi tập huấn ngày 8/12/2009

"Vậy cái khó của phía bạn là gì? Bưu điện hoạt động kém, người dân thì cam chịu với chuyện chia ly… Hãy khắc phục bằng cách thành lập các điểm liên lạc tại mỗi xã, và coi đó là nguồn thu thập thông tin chính. Người Campuchia mất tích sau thời Khmer Đỏ, hoặc là bị giết chết hoặc một số đông lưu lạc ra nước ngoài. Cần phát triển ngay mối quan hệ với Chữ thập đỏ, các cơ quan đại diện quốc tế, và nhất là sử dụng các mối quan hệ cá nhân trong các cộng đồng người Campuchia định cư ở nước ngoài…", nhà báo Thu Uyên cho biết thêm.

Hai ngày làm việc quên trưa, 10 nhân viên mới được tuyển của Bayon TV cho dự án này, cùng 1 MC vốn là ngôi sao điện ảnh Campuchia, đã sôi nổi hỏi, ghi chép, thực tập suy luận trên trường hợp thất lạc người thân của 1 thành viên trong đoàn. Những biểu mẫu, quy trình, cách loại suy và cách tiến hành tìm kiếm của ê-kíp Như chưa hề có cuộc chia ly đã được mang ra cùng các bạn thực tập, điều chỉnh cho phù hợp, và làm thành mẫu chuẩn cho những công việc ban đầu. Anh Sok Samnang, vốn quen với công việc phim ảnh và MC, nay hào hứng đề nghị được làm 1 vai trò mới – người chủ chương trình.

Đây không hề có chuyện bán bản quyền mà nhà báo Thu Uyên và ê-kíp thực hiện đang sở hữu. Đây thực chất là một sự phát triển nữa của Như chưa hề có cuộc chia ly, vì chương trình nhân đạo này không có mục đích nào khác ngoài việc tác thành các cuộc đoàn tụ cho những người phải chịu ly tán, dù họ ở bất cứ đâu.

Võ Khối (Báo Thanh Niên)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *