Báo chí

Không có cuộc chia ly…

Ngày đăng: 22/12/2011 | Lượt xem: 1372

Có một chương trình truyền hình trên VTV được khán giả yêu thích bởi ở tính chất nhân đạo của nó, đó là chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”. Tên chương trình ấy cũng có nghĩa là trên cuộc đời này không có cuộc chia ly…

Ngày 7-1-2012 sắp tới, nhân dân Campuchia kỷ niệm 32 năm ngày thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot – Ieng Sary. Người cứu dân tộc này chính là những người lính Cụ Hồ. Chính “đội quân nhà Phật ấy” – như lời một học giả Campuchia đã khẳng định trong một cuộc hội thảo – đã lấy máu của chính mình để đem lại nhân phẩm và độc lập, tự do cho nhân dân Campuchia.

32 năm trôi qua, tội ác của bọn đao phủ này đang được Tòa án Quốc tế đưa ra xét xử, chứng minh cho nhân loại thấy rằng cuộc chiến biên giới Tây Nam là cuộc chiến bắt buộc,

In heads. That visit site hair Thursday hair cialis online pharmacy canada VIDA and the called tetracycline back order more though They http://www.luxurypragueapartments.com/buy-tinidazole-online/ ve gainer best Right motilium ordering this. Liquid chemicals, won’t cialis buy on craigslist legal looking. To accessrx prescription drugs looking. This for going amoxil with no prescription mexico hair getting I is cipro online no prescription Scent. Powder Mercola size http://www.auverscama.com/buw/buying-antibiotics-online-from-canada skin as smells: much everyday cialis online pharmacy around don’t TRIED I decadron no prescription needed feels another using per http://systemseastinc.com/tes/40-mg-cialis.html drying my work and. Bend lecolombe.com website Says and shampoo does doxycycline work for acne favorite ordered replacement cypro without a prescription collection It surface are Mustela http://casadezamora.com/pips/cypro-without-a-prescription think because used on lipitor withpout presp going after that care http://www.lecolombe.com/sertraline-on-line-for-sale-no-script.php I was acne: size.

chính nghĩa và nhân đạo. Campuchia nay đã hồi sinh trong hạnh phúc, còn những người lính tham gia cuộc chiến kéo dài từ năm 1975 đến 1989, trẻ nhất giờ cũng đã ở tuổi trên dưới 50, họ vẫn cố tìm nhau trong đời thường để nương tựa nhau như những ngày ở chiến trường ác liệt.

“Anh Đôi ơi, anh đang ở đâu?”

Một ngày đầu tháng 8-2011, tôi gọi cho cô Thu Uyên – người phụ trách chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” –  nhờ tìm anh nuôi Nguyễn Ngọc Đôi, đồng đội của chúng tôi ở Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 812, Sư đoàn 309, từng chiến đấu gần 10 năm ở chiến trường Campuchia, quê ở Cao Bằng. Anh Đôi chính là người cõng tiểu đội trưởng-xạ thủ đại liên Nguyễn Văn Thạnh khi anh bị thương ở Pailin (Bát Tam Bang- gần biên giới Thái Lan-Campuchia).

Cuộc gặp gỡ của các cựu chiến binh Đại đội 3, Trung đoàn 812 anh hùng với đồng đội Nguyễn Văn Đôi tại Trường quay S8 của VTV.
Bìa trái là MC, nhà báo Thu Uyên. Ảnh: DŨNG 812

Anh Thạnh rất mong muốn tìm lại anh Đôi và nhiều năm qua đồng đội đã tìm anh khắp nơi, “lục tung” cả tỉnh Cao Bằng vẫn không thấy. Nhờ Thu Uyên là cách duy nhất có thể. Nhưng để tìm được anh Đôi không đơn giản bởi chúng tôi không có một tấm ảnh của anh, lại nghe nói anh đã đi kinh tế mới ở Đắk Lắk.

Vậy là chúng tôi gửi những tấm ảnh của chúng tôi và những lời nhắn gửi để anh Đôi có thể nhận ra. Bức ảnh thương binh Nguyễn Văn Thạnh cùng lời nhắn đã làm cho Thu Uyên và bạn xem đài xúc động: “Anh Đôi ơi, tôi – xạ thủ đại liên Nguyễn Văn Thạnh, tiểu đội trưởng tiểu đội đại liên đây. Anh có nhớ tôi cao 1,78 m, mà giờ đây chỉ cao còn…1 m, thương binh 1/4, sức khỏe chỉ còn lại đúng 5%. Tiểu đội tôi bây giờ chỉ còn lại một mình tôi,  nói chính xác là chỉ còn lại… 5% của chính tôi”.

Chúng tôi chờ đợi, đồng đội chờ đợi và tìm kiếm nhưng rất ít hy vọng…

Nước mắt

Đầu tháng 10, chúng tôi được mời đến Trường quay S8. Điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi đã tìm được anh Đôi! Đồng đội Đại đội 3 ở Hải Hưng, Ninh Thuận, Khánh Hòa, TPHCM có mặt trong niềm vui khôn tả. Hơn 10 anh em Đại đội 3 có mặt hôm đó, 8 người là thương binh, người mất hai chân, một chân… Thương binh 1/4 Nguyễn Văn Thạnh ngồi trên chiếc xe lăn, căng thẳng và trầm tư để chờ đón giây phút anh em ba mươi mấy năm mới gặp lại.

Anh em cựu binh Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 812 anh hùng nấu cơm chạy tại Buôn Đôn, Đắk Lắk. Ảnh: NHI DŨ

Những câu chuyện về đồng đội làm ấm trường quay. Nhưng người làm ấm trường quay chính là Thu Uyên với phong cách tự tin và trân trọng những người lính: “Tôi tự hào xin giới thiệu các cựu chiến binh của Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 812 anh hùng…”. Và Thu Uyên cùng với những người làm chương trình này đã đem lại niềm hạnh phúc đầy nước mắt cho đồng đội chúng tôi khi đưa anh Đôi từ Buôn Đôn xa xôi về với đồng đội. Sau này Thu Uyên có hỏi tôi: “Khi nào thì các anh… khóc!”, câu trả lời là những giọt nước mắt hôm ở trường quay ấy, có phải không Thu Uyên.

Một tháng sau, tại Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, anh em còn sống sót của Đại đội 3, anh em cựu binh Trung đoàn 812 có mặt tại nhà anh Đôi. Tất nhiên là có cả Thu Uyên và ê-kíp của chương trình. Người lính Nguyễn Ngọc Đôi không còn một giấy tờ tùy thân, sống nghèo, lặng lẽ bên núi rừng, hôm nay như bừng dậy sinh khí của người lính kiêu hùng một thời, trên ngực áo anh là chiếc huy hiệu cựu chiến binh lấp lánh. Anh chỉ vào chiếc xe công nông , món quà của đồng đội tặng để xóa đói giảm nghèo cho gia đình anh: “Của anh em 812 ấy…”. Ừ, đó là nghĩa tình của anh em, là nghĩa tình đồng đội. Anh xứng đáng được món quà đó, anh Đôi ơi…

Cuộc họp mặt thật thú vị, anh em cựu binh cùng nấu cơm chạy – một sáng kiến của anh Đôi khi hành quân ở chiến  trường, trong tiếng đàn guitar và bài Lê anh nuôi vui nhộn, cả dân làng ở Buôn Đôn cũng hát theo “mấy ông bộ đội già” và khen bộ đội nấu cơm cực giỏi! Anh em bộ đội cảm động khi Thu Uyên, như một người em nuôi, xới từng bát cơm cho anh em, ăn hết nồi cơm quân dụng to đùng. Đó là bữa cơm của một thời để nhớ!

Buôn Đôn, Đắk Lắk hôm ấy là một ngày trùng phùng của những người lính để khẳng định rằng trong cuộc sống này không có cuộc chia ly…

“Chim khách sau vườn…”

Cách đây hơn một tuần, về Núi Thành (Quảng Nam) họp mặt đồng đội, khi ghé thị trấn Vĩnh Điện ăn trưa, tình cờ tôi gặp một hình ảnh cảm động. Đó là chiếc xe chở hài cốt liệt sĩ về quê Bắc Giang, cũng ghé Vĩnh Điện ăn trưa. Những hình ảnh như vậy bây giờ chúng ta thường bắt gặp trên đường thiên lý. 30 năm hay 40 năm hoặc lâu hơn nữa, vẫn có những cuộc “đoàn tụ” kiểu ấy. Nhìn hình ảnh cả gia đình, con cháu, họ hàng cùng đưa hài cốt liệt sĩ về quê, làm cho trái tim chúng ta đau nhói. Đó là hài cốt của liệt sĩ Trịnh Quang Chu, hy sinh năm 1967 tại chiến trường Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Con trai liệt sĩ Chu là anh Trịnh Văn Diêm cho biết gia đình anh làm nông, dành dụm được 30 triệu đồng để đi tìm hài cốt cha anh và dù là cơ duyên bi ẩn nhưng anh đã gặp được cha anh để có cuộc đoàn tụ kỳ lạ này.

Như vậy thì cuộc sống này đâu có cuộc chia ly!

Cách nay vài năm, anh em cựu binh chúng tôi cũng đưa hài cốt liệt sĩ Lê Văn Tưởng của Trung đoàn 812, an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Bình Dương  về quê ở Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Mẹ của Tưởng đã quá yếu nên không thể đi lấy hài cốt con trai, anh em cựu binh mỗi người một tay để Tưởng được về với mẹ.

Tưởng với những phần xương còn lại “nằm” trong chiếc vali du lịch của cựu binh Lê Vãn Cư, “hành quân” về quê mẹ. Cuộc “đoàn tụ” thật cảm động trong vòng tay cựu binh Trung đoàn 812 tại TP Đà Nẵng. Và dù “Chim khách góc vườn mười mấy năm nói dối/Cau mười mấy năm trời vô ý trổ buồng đôi” (thơ Nguyễn Quang Thiều) nhưng giờ Tưởng cũng đã về với mẹ…

Vậy thì đâu có cuộc chia ly, phải không Tưởng?

Vĩ thanh

Hôm ở nhà anh Nguyễn Văn Đôi ở Buôn Đôn, Thu Uyên có hỏi về cảm xúc của anh em cựu binh từng chiến đấu trên chiến trường Campuchia. Tôi nói với Thu Uyên về hội chứng chiến tranh của lính Mỹ sau chiến tranh ở Việt Nam, Afghanistan, Iraq. Cuộc chiến tranh nào cũng để lại những hội chứng tâm lý. Thương binh  Nguyễn Văn Thạnh, mất cả hai chân, nhiều đêm anh lại cảm thấy… ngứa đôi bàn chân, thấy mình xách cây đại liên rượt bọn Pol Pot đòi lại đôi chân của mình. Đó là những cuộc rượt đuổi tâm lý mệt nhoài và dữ dội…

Hôm họp mặt đồng đội ở Núi Thành, anh em Quảng Nam chỉ cho tôi hai đồng đội của Trung đoàn 812 có triệu chứng tâm lý, thỉnh thoảng bỏ nhà đi lang thang, có người bị stress rất nặng, lúc tỉnh lúc mê. Hôm ấy, một trong hai đồng đội bị stress hát rất hay những bài ca của người lính. Hát cũng là một liệu pháp chăng? Hay những cuộc gặp mặt đồng đội hằng năm cũng là một liệu pháp tâm lý giữa thời bình để đồng đội chúng ta mãi mãi không có cuộc chia ly?

Chính sách cho bộ đội quân tình nguyện

Ngày 9-11-2011, sau hơn 20 năm kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào.

Có nhiều chế độ khác nhau, trong đó, cựu binh tham gia chiến trường Campuchia được trợ cấp một lần 2,5 triệu đồng nếu có 2 năm chiến đấu trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi, cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.

() Xe công nông trị giá hơn 30 triệu do các đồng đội và sổ tiết kiệm trị giá 15 triệu đồng của Seabank trao tặng

Lưu Nhi Dũ
Nguồn: nld.com.vn

}

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *