Báo chí
Bất ngờ “Như chưa hề có cuộc chia ly…”
Ngày đăng: 02/12/2007 | Lượt xem: 1500
Nhà báo Thu Uyên và MC Hồng Phúc tại trường quay trước khi chương trình bắt đầu (ảnh: V.K) |
Nhiều bạn bè của Linh nói rằng họ đến để “ủng hộ cho vui” chứ chắc gì Linh tìm được gia đình. Nhưng kết cục, đó lại là một buổi tối đầy nước mắt tại trường quay S8 của VTV, khi Linh nhận ra những người thân của mình và lao đến trong sự mừng vui tột độ.
Hồi hộp từ trường quay S8
“Cầu nối đoàn tụ” phát sóng trên VTV1 lúc 20 giờ tối qua (Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly…) là chương trình truyền hình trực tiếp. Nhưng số đầu tiên, để bảo đảm thông suốt kỹ thuật, đã được ghi hình trước tại trường quay S8 vào tối thứ năm, 29.11, vì dường như tất cả cùng hồi hộp, đúng như MC Hồng Phúc đã cảnh báo trước khi bắt đầu trong buổi tối hôm ấy: “Sẽ có rất nhiều điều mà ngay cả những người trong ê-kíp chúng tôi đều không biết được hết. Chúng tôi rất mong quý vị và các bạn sẽ theo dõi và cùng hợp tác với chúng tôi, không để lỡ một giây phút của chương trình diễn ra”.
Trước đó, lúc vừa bước vào cổng, chúng tôi đã thấy người phụ trách Đội tìm kiếm của chương trình, anh Lê Cao Tâm, với áo thun quần bò quen thuộc cùng bộ râu “mấy ngày chưa cạo” hớt hải chạy ra. Trông nét mặt anh nghiêm trọng như đang sợ phải lộ mất những bí mật gì đó. Khi ngồi cạnh chúng tôi trong trường quay, nhà báo Lê Nguyên Long, Phó giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM, nói rằng đã “chinh chiến” nhiều nên không hồi hộp, nhưng thực ra trước đó, ngay tối 28 ông đã phải bỏ dở cuộc họp quan trọng ở Hà Nội bay về TP.HCM. Và sáng 29, mới 7 giờ 30 ông đã có mặt ở trường quay để kiểm tra công tác chuẩn bị. Ông cũng “khai” thật: “Mình sợ nhất là ở nhà chuẩn bị không chu đáo”. Ông còn tiết lộ thêm là tại cuộc họp trước đó, lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam rất kỳ vọng vào chương trình này.
Hàng trăm câu chuyện ly tán
“Kính chào quý vị và các bạn! Trong lúc chúng ta đang ngồi đây, bên cạnh bạn bè, người thân, gia đình, thì biết bao nhiêu người còn đang chịu cảnh ly tán. Chia ly trong chiến tranh. Chia ly thời hậu chiến. Chia ly vì kinh tế, vì hoàn cảnh… Và đôi khi chỉ đơn giản là dòng đời đã xô đẩy chúng ta ra khỏi nhau và mất tin nhau mà thôi. Rất có thể là đời sống thường nhật hối hả thường làm chúng ta quên đi rằng trong tiềm thức, tôi, bạn, chúng ta đang trông ngóng một ai đó. Rất có thể ngay vào giờ phút này một ai đó đang trông ngóng tôi, bạn, chúng ta” – chủ nhiệm và người dẫn chương trình, nhà báo Thu Uyên đã mở đầu bằng những lời lẽ chân phương như vậy.
Ngay trong buổi phát sóng tối qua trên VTV1, tính đến 22 giờ, chương trình đã nhận rất nhiều cuộc điện thoại, trong đó ghi nhận đầy đủ thông tin yêu cầu tìm kiếm người thân mất tích của 20 trường hợp qua số điện thoại (08) 264 7777. Thống kê cùng thời điểm tại website www.haylentieng.vn, chương trình cũng nhận được 30 trường hợp đăng ký tìm người thân. |
Tuy là số đầu tiên nhưng thông tin từ hệ thống lưu trữ hồ sơ cho biết đã có gần 200 yêu cầu tìm kiếm người thân gửi đến chương trình. Mỗi yêu cầu là một câu chuyện chia ly ảm đạm. Có người mẹ nhờ người khác bế con và bị lạc mất; có người cha gửi con vào chùa, khi tìm lại thì con đã chuyển đi; có những vụ オンライン カジノ ly hôn, khi ba mẹ chia tay là coi như một người bặt tin luôn, con cái không tìm được; có người con lưu lạc 30 năm nhưng vẫn chờ và vẫn quanh quẩn nơi cha đã để mình lại để hy vọng một ngày đoàn tụ; có đứa trẻ lên xe buýt đi chơi, rồi đi luôn 40 năm không thể tìm đường về…
Tại trường quay, đầu tiên là một bạn sinh viên, quê Quảng Ngãi lên tiếng nhờ giúp đỡ. Bạn đã thực hiện lời dặn của cha, vào TP.HCM ngoài nhiệm vụ học tập phải dành thời gian để tìm ông nội và chú. Nhưng suốt 3 năm qua chưa có kết quả. Một người mẹ ở Hà Nội kể câu chuyện tìm kiếm cô con gái đi nước ngoài và bị thất lạc suốt 15 năm nay…
Chương trình chiếu cảnh quay ở Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình (TP.HCM), nơi nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt của TP.HCM. Người xem thấy đứt ruột khi nhìn các em bày tỏ mong muốn nhờ chương trình tìm kiếm cha mẹ ruột của mình. Các em đã chỉ ra những vết sẹo riêng để bố mẹ, người thân của mình nhận diện… Đến trường quay là anh bảo vệ kiêm thợ điện của trung tâm. Hằng ngày anh đã mở cửa cho bao nhiêu người cha, người mẹ vào tìm dấu vết riêng để nhận diện con cái bị thất lạc, trong khi bản thân anh cũng là một người bị thất lạc gia đình hơn 30 năm. Anh đã ở và làm việc ở đây và mòn mỏi đợi chờ nhưng không thấy cha mẹ ruột đến…
Nước mắt đoàn tụ
Ông Lữ Minh Châu (Ba Châu), nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kể câu chuyện về người đồng đội cũ, là cấp dưới của mình trong đường dây chuyển tiền cho kháng chiến và đã hy sinh cách đây 40 năm, để lại một người con trai không rõ tông tích. Đồng đội của ông là liệt sĩ duy nhất ở nội thành, một người gốc Hoa tên Lâm Dân Cường. Ông Cường có cơ sở kinh doanh ở Mỹ Tho và Chợ Lớn, nhưng đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai và đưa tất cả tài sản của mình ra phục vụ kháng chiến, che giấu cán bộ. Thời kỳ khó khăn, ông gửi cậu con trai về quê ở Trung Quốc còn người con gái thì gửi cho gia đình ông Ba Châu nuôi dưỡng. Khi bị giặc bắt, ông Cường không khai nửa lời. Kẻ thù đã tra tấn ông đến chết.
Linh và gia đình, hạnh phúc trong ngày gặp lại |
Sau ngày chiến tranh kết thúc, người con trai của liệt sĩ Lâm Chí Cường là Lâm Chí Trung đã mong muốn tìm lại đồng đội cũ của cha mình nhưng tìm không gặp. Ông Ba Châu cũng bặt tăm tin tức về hai đứa con của người liệt sĩ mà ông rất cảm phục. Ông Lâm Chí Trung, nhân đọc ký sự về ông Ba Châu trên Báo Thanh Niên (“Người buôn tiền trở thành Bộ trưởng”), đã gửi thư từ Trung Quốc về nhờ báo Thanh Niên nhờ tìm gặp ông Ba Châu. Và chương trình đã làm đầu cầu. Thế rồi tại trường quay S8 tối 29.11, những người làm chương trình đã khiến cả hai cùng bất ngờ khi kết nối thành công để hai bên gặp gỡ qua điện thoại. Trước đó ông Lâm Chí Trung đã mua vé máy bay về Sài Gòn để kịp có mặt trong cuộc gặp tại trường quay, nhưng vì chương trình số đầu tiên phải quay trước, nên ngày hôm sau, ông Lâm Chí Trung mới gặp được ông Ba Châu và những đồng đội cũ của cha mình.
Điểm nhấn của chương trình số đầu tiên là câu chuyện lưu lạc 22 năm của chàng trai Nguyễn Văn Linh trên đất Sài Gòn. Đi lạc gia đình từ năm 5 tuổi, dòng đời đã đưa đẩy Linh từ tận Năm Căn (nhưng Linh không hề biết địa danh vì lúc đó còn quá nhỏ) lên đến TP.HCM. Linh tứ cố vô thân, lang thang khắp nơi và trở thành trẻ em đường phố trong các nhà mở, được học chữ rồi trưởng thành, tìm được việc làm ở một nhà hàng giữa trung tâm thành phố. Linh đã kiên cường vượt lên số phận và khát khao tìm lại gia đình. Bạn bè Linh cũng giúp đăng báo nhiều lần nhưng không có kết quả. Khi chương trình mở ra, Linh trình bày ước nguyện của mình. Tối hôm đó, Linh có mặt ở trường quay S8 cùng vợ và đứa con gái 3 tuổi với nhiều bạn bè làm ở nhà hàng. Và chương trình đã khép lại bằng một pha ngoài sức tưởng tượng của Linh và những khách mời. Trước đó, sau một tháng kết nối những thông tin mờ mịt, cuối cùng Đội tìm kiếm đã tìm được gia đình của Linh và “bí mật” đưa lên TP.HCM tất cả gần 20 thành viên. Ngay tại trường quay, họ đã bất ngờ được đoàn tụ giữa lúc mà diễn biến câu chuyện buộc người ta không còn nhiều hy vọng.
Không ai cố kìm được nước mắt khi thấy Linh nhận ra cha, mẹ ruột, cùng các chị của mình và lao đến trong một cảm xúc mừng vui tột độ.
Võ Khối (báo Thanh Niên)
d.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(s);