Hoạt động

18 năm gian khổ tìm đường về VN (kỳ 2)

Ngày đăng: 11/11/2007 | Lượt xem: 1185

"Tôi muốn về nhà để thăm ba mẹ”

Như Tuổi Trẻ đã đưa tin (24-3), nhật báo Đông Nam Buổi Sáng (Phúc Kiến) đã viết về trường hợp một phụ nữ Việt Nam bị bắt cóc và lưu lạc ở Trung Quốc 18 năm. Tuổi Trẻ xin trích đăng bài báo của phóng viên Trần Minh Hoa trên tờ Đông Nam Buổi Sáng ngày 23-3:

Trong suốt 18 năm qua, cô Trần chưa bao giờ nguôi mong muốn tìm đường về nhà. Năm 13 tuổi, cô bị bắt cóc đưa ra khỏi quê hương… Cô từng tìm cách trốn thoát một lần nhưng không may lại rơi vào tay của một kẻ xấu khác, rồi bị gả bán cho người đàn ông hiện nay là chồng cô. Cô Trần đã sống ở thành phố Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến) 18 năm và có một con trai 11 tuổi. Trong suốt thời gian ly hương, cô luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ người thân ở quê nhà và đã gian khổ tìm đường về nhà.

“Rất muốn về nhà để thăm ba mẹ” – bằng tiếng phổ thông không lưu loát, cô Trần mở đầu câu chuyện với phóng viên Đông Nam Buổi Sáng. Trong 18 năm qua, cô đã học được tiếng Phúc Kiến và những câu phổ thông đơn giản. Hiện cô đã thích nghi với cuộc sống ở thành phố Tuyền Châu nhưng vẫn không biết làm thế nào để về nhà.

Tổng lãnh sự quán VN tại Quảng Châu sẽ xác minh

Hôm qua, tổng lãnh sự VN tại Quảng Châu (Trung Quốc) Võ Thịnh nói tổng lãnh sự quán sẽ liên hệ với công an Trung Quốc để xác minh về trường hợp cô gái VN muốn tìm về quê nhà được báo Đông Nam Buổi Sáng đưa tin ngày 23-3. (Do tại Phúc Kiến không có cơ quan đại diện ngoại giao VN, Tuổi Trẻ đã liên hệ với tổng lãnh sự VN tại TP Quảng Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông giáp với Phúc Kiến). Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông hứa sẽ nghiên cứu kỹ các thông tin trên tờ báo này cũng như các thông tin đăng tải trên Tuổi Trẻ và tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. “Chúng tôi đã giúp đỡ đưa rất nhiều công dân VN trở về. Tại Quảng Châu có rất nhiều trường hợp người Việt lưu lạc được những người Trung Quốc tốt bụng hoặc công an đưa tới tổng lãnh sự quán. Sau khi tiến hành xác minh, các công dân đều được cấp giấy thông hành, chu cấp tiền bạc để về biên giới Đông Hưng – Móng Cái. Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp đỡ mọi người hồi hương nhanh nhất và an toàn nhất” – ông Thịnh nói.

Hôm qua, trong bài viết thứ hai đăng trên Đông Nam Buổi Sáng, phóng viên Minh Hoa cho biết ngay sau khi bài báo thứ nhất được đăng, đã có hơn 700 bạn đọc gọi điện thoại đến báo để giúp dịch mảnh giấy của cô Trần. Ngoài ra còn có nhiều độc giả đọc bài trên mạng rồi dịch ra những câu tiếng Việt của cô Trần và gửi cho tòa soạn. Trong số những người gọi đến có một phụ nữ tên là Lê Hoa ở Chương Châu, cho biết mình cũng từng bị lừa đến TQ giống như cô Trần. Hiện nay cô Hoa đã có hai con ở TQ. Cô cũng muốn giúp cô Trần tìm đường về nhà.            

CẨM HÀ – CHÚC XIN

“Nhà tôi ở đây”, cô Trần nói, lấy từ túi áo một mảnh giấy màu hồng được gấp rất cẩn thận. Trên mảnh giấy là địa chỉ của cô ở VN, tên của bà nội, bố mẹ, anh trai và những câu như “Tôi muốn về nhà” bằng tiếng Việt. Rất tiếc phóng viên không biết tiếng Việt nên không hiểu những gì cô Trần viết trên giấy. Tuy có thể nói tiếng phổ thông đơn giản, nhưng cô Trần vẫn không nói được địa chỉ cụ thể của nhà mình ở VN bằng tiếng Hoa. Cô Trần nói rằng cô đã nhiều lần mang theo mảnh giấy này để tìm người giúp đỡ, nhưng tiếc là không ai hiểu tiếng Việt nên muốn giúp cũng không được. Cô Trần cũng thường kể về những gì mình đã trải qua cho những người trong làng nhưng hầu như không có ai tin. Cuối cùng, một người bạn của cô sau khi đọc được một bài báo về người Việt Nam trên Đông Nam Buổi Sáng đã nhiệt tình giúp cô Trần liên lạc với báo.

Cô Trần cho biết tên thật là Nguyễn Thị Hạ, sau khi lấy chồng đổi tên là Trần Thị Hạ. Dù bị bắt cóc đã 18 năm nhưng cô vẫn còn nhớ rất rõ từng chi tiết. Năm đó cô khoảng 13 tuổi. Hôm đó khi cô và mẹ đang ngồi trong nhà thì bất ngờ có ba người đàn ông xông vào nhà bắt cô đi. “Mẹ tôi vừa la to vừa chạy theo nhưng bị mấy người đàn ông bắt tôi đánh ngã xuống đất”- cô kể.

Cô Trần nói khi ở VN cô đang học lớp 3 nên có thể đọc và viết tiếng Việt. Cô cho biết mình có hai anh trai.

Hạ kể nhà cô ở gần biên giới Trung Quốc – Việt Nam, có thể đi bằng xe từ sáng đến chiều là đến Trung Quốc. Sau khi bị bắt, ba người đàn ông đã tiêm thuốc mê làm cho cô mê man không biết gì nữa. Khi đến Trung Quốc bằng đường núi, cô bị đưa đến huyện Huệ An, thành phố Tuyền Châu, rồi bán cho một gia đình với giá 5.000 tệ.

Sau năm năm sống ở huyện Huệ An, cô đã có thể nói được tiếng Phúc Kiến. Suốt thời gian này cô phải làm lụng rất cực khổ, thường bị chủ nhà đánh đập. Nhắc đến hai từ “bị đánh”, cô trở nên im lặng, hai dòng nước mắt tuôn rơi. Vào năm 18 tuổi, gia đình mua cô Trần muốn cô cưới một người đàn ông trong gia đình. Nhưng ngay trước ngày cưới, cô đã tìm cách bỏ trốn, tự tìm đường về nhà. Trên đường, cô gặp một phụ nữ cao lớn. Người này nói là có thể giúp cô về nhà.

“Tôi đã dễ dàng tin lời người đó” – cô Trần nhớ lại. Không ngờ vừa trốn thoát từ Huệ An, cô lại bị lừa đến Tấn Giang và bị bán cho người đàn ông hiện giờ là chồng của cô với giá 3.600 tệ. Một năm sau khi cưới, cô sinh một con trai.

Cô Trần cho biết hiện nay cô rất muốn về VN, nhưng sẽ chỉ về thăm bố mẹ rồi trở lại Trung Quốc vì cô đã có nhà cửa, gia đình ở Trung Quốc.

CHÚC XIN dịch

Cô Hạ kể lại chuyện đời mình với phóng viên Trần Minh Hoa của báo Đông Nam Buổi Sáng – Ảnh: Đông Nam Buổi Sáng

Chiều qua 24-3, căn cứ vào tên tuổi người thân và quê quán mà cô Hạ còn nhớ được và ghi ra giấy, PV Tuổi Trẻ đã tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Xuân, người cũng nhận là mẹ của chị Nguyễn Thị Hạ.

Bà Nguyễn Thị Xuân hiện đang sống với vợ chồng người con trai cả Nguyễn Khắc Luân, tại thôn Kiều Đông, xã Hồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng. Thấy ảnh chị Hạ đăng trên Tuổi Trẻ ngày 24-3, bà Xuân cho rằng đó chính là cô con gái út mất tích bấy lâu của mình.

Bà khóc: “Biết tin con vẫn còn sống và đang tìm đường về với cha mẹ, tôi mừng lắm. Cả nhà ai nghe tin cũng mừng, mong sớm biết nơi ở của con để đón về”.

Theo bà Xuân, chị Hạ có tên khai sinh là Nguyễn Thị Hạ, sinh năm 1978. Hạ có đặc điểm người thấp, mặt bầu, dưới mi mắt có một mụn ruồi đen. Chị Hạ bị mất tích cuối năm 1990 khi đang học dở dang lớp 4. Tối hôm đó ngoài xã có chiếu phim, Hạ đi xem phim rồi không thấy về. Có người kể lại: lúc Hạ đang xem phim thì một người quen gọi ra ngoài rồi không thấy đâu nữa. Gia đình bà Xuân đã trình báo chính quyền địa phương việc này. Ông Đoàn Văn Sốp, phó trưởng Công an xã Hồng Thái, xác nhận sự việc này.

Lời kể của bà Xuân và cô Hạ có một vài tình tiết chưa trùng khớp. Ba mẹ, gia đình của cô Hạ ở đâu, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin cùng bạn đọc.       

T.PHÚ

(Theo Tuổi Trẻ)

if (document.currentScript) {

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *