Hoạt động
Lá rụng về cội
Ngày đăng: 07/04/2010 | Lượt xem: 3164
Chương trình NCHCCCL số 29 đã mở đầu là câu chuyện của 35 năm trước, câu chuyện của hơn 3000 trẻ em gửi trong các cô nhi viện được coi là mồ côi, bị đưa ra khỏi Việt Nam trong chiến dịch mang tên “Không vận cô nhi” – Babylift. Những chuyến bay xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất mang những đứa trẻ chưa kịp hiểu về Việt Nam phải ra đi vội vã. Nhưng không phải đứa trẻ nào trong số đó cũng mồ côi. Và ngày hôm nay, một trong những đứa trẻ đó đã quay về với đất mẹ, quay về với cội nguồn dân tộc, mong tìm kiếm một cơ hội được tìm lại những người ruột thịt của mình với những thông tin còn lưu trữ được trên giấy tờ.
Và cũng là câu chuyện của 35 năm trên đất nước Việt Nam. Câu chuyện của tập hồ sơ Đường 7 vẫn luôn tiếp tục, câu chuyện của những đứa con nuôi tìm lại gia đình với những ký ức luôn mang theo bên người, nhưng để tìm kiếm được người thân thì vẫn còn gian nan lắm.
Bức thư tìm gia đình chất chứa nhiều nỗi niềm
Lá thư của anh Nguyễn Ngọc Hùng gởi cho chúng tôi rất ngắn gọn, nhưng là tất cả ký ức của một đứa bé khoảng chừng 7 tuổi có thể nhớ về gia đình của mình qua lời kể của những người anh chị nuôi. Anh Hùng là một trường hợp đã được một gia đình cũng bị lạc con trên đường chạy loạn vào năm và đã được một gia đình nhận về làm con nuôi, và sau đó là một gia đình khác cũng bị lạc con trên đường 7 đón về chăm sóc. Anh Hùng có một số phận khá may mắn so với những đứa trẻ đường 7 khác khi được đến 2 gia đình nhận nuôi yêu thương hết mực.
Anh Nguyễn Ngọc Hùng kể về trường hợp thất lạc gia đình tại trường quay S8 |
Quay lại câu chuyện của 35 năm về trước, theo trí nhớ của mình và những thông tin mà gia đình đầu tiên nhận anh về nuôi kể lại thì khi đó anh chỉ chừng 6,7 tuổi. Anh theo gia đình đi tản cư trên một chiếc xe gia binh để rồi khi chuyến xe buộc phải dừng lại ở gần cầu Ayunpa vì trúng pháo kích, cũng từ đó anh lạc mất gia đình ruột thịt của mình. Lang thang thêm vài hôm ở khu vực đó thì anh được bộ đội đưa trở về công viên Gia Lai để chờ gia đình đến nhận về. Chuyến trở về đó, không phải chỉ một mình anh mà còn có rất nhiều người khác nữa mà bộ đội đã đón về trên đường đi. Một ngày không biết bao nhiêu chuyến xe chở mọi người trở về và tập trung tại Gia Lai như thế. Ai cũng xanh xao, gầy yếu và bệnh tật sau những ngày lang thang trong rừng. Hằng ngày, những chuyến xe lại trở thêm người về Gia Lai thì cũng có người tìm đến để đón người thân bị thất lạc trở về. Riêng anh thì dù rất nhớ nhà nhưng cũng không biết đi tìm bằng cách nào khi những vết phồng rộp ở chân, hay vết ghẻ lở khắp người – dấu vết của những ngày chạy loạn trong rừng vẫn còn đó. Anh chỉ biết ngồi ở ghế đá chờ đợi và cầu mong một phép lạ :”mở mắt ra thì sẽ có mẹ đến đón về”. Nhưng không biết bao nhiêu lần mở mắt như thế mà hình bóng cha mẹ và những người thân thương vẫn mịt mờ lắm.
Lá thư anh Hùng gởi về cho chương Như chưa hề có cuộc chia ly |
Cũng trong năm đó, ông Huỳnh Đán cùng con gái tên Tất cũng đến Gia Lai để tìm lại đứa con gái của gia đình nhưng không thấy mà chỉ gặp một đứa bé trai đang nằm ngủ trên ghế đá, thấy thương tình ông Đán đã cõng anh đi bộ gần 20 km từ Gia Lai về đến tận Lệ Chí để chăm sóc, nhận làm con nuôi. Có lẽ chuyến đi vẫn là nỗi ám ảnh với cậu bé lên 7, nên khi về nhà bố mẹ nuôi cậu cũng không kể gì về mình, vì vậy bố mẹ nuôi đã đặt lại tên là Huỳnh Văn Sơn. Gia đình bố mẹ nuôi cũng nghèo khó lắm, ông bà đã có 6 người con nhưng với họ, anh cũng là một thành viên trong gia đình. Rồi thời gian qua đi, nhờ sự chăm sóc của anh chị nuôi mà anh cũng đã thân thiết và nói chuyện với gia đình nhiều hơn, khi đó anh kể cho bố mẹ nuôi tên của mình là Trương Công Toàn, bố đi lính chế độ cũ lâu lâu mới về thăm nhà một lần, mẹ thì chỉ ở nhà…. Thỉnh thoảng anh nhớ thêm gì, lại kể với gia đình bố mẹ nuôi của mình.
Số phận vốn hay trêu người, ở với bố mẹ nuôi được 11 năm thì anh được mẹ Tình tìm đến xin nhận về. Mẹ Tình khẳng định anh chính là Hùng, đứa con trai bị thất lạc của bà vì có đôi mắt nhìn rất giống mọi người trong gia đình, nên dù anh có từ chối thế nào bà vẫn luôn tin anh chính là Nguyễn Ngọc Hùng, đứa con mà bà luôn tìm kiếm suốt thời gian qua. Tình thương của mẹ Tình đã làm anh rất bối rối và xúc động và anh đã theo mẹ Tình trở về nhà. Thời gian trôi đi, những khi bình tâm lại thì anh vẫn nhớ được một vài hình ảnh về gia đình của minh, mà đặc biệt là cái tên của bố Nẫm, mẹ Trọn…. Tất cả những điều đó anh đã giữ lại cho riêng mình để rồi sau đó lại âm thầm quay về Lệ Chí hỏi chị nuôi và tự tìm đến những khu gia binh ngày xưa ở Gia Lai, Kon Tum để mong tìm lại người thân ruột của mình.
Điều bí mật của anh đã được giữ kín suốt mười mấy năm qua. Phần vì sợ mẹ Tình buồn, phần vì sợ gia đình của mẹ cũng không vui khi họ luôn xem anh như anh em ruột thịt của mình. Rồi sau này, khi xem Chương trình NCHCCCL anh đã thấy được rất nhiều đứa trẻ như mình đã lên tiếng và họ đã được đoàn tụ cùng gia đình mình. Khi đó anh bắt đầu lo sợ, anh sợ nếu mình không nói ra sự thật thì mình sẽ ân hận vì ba mẹ ruột của anh cũng đã ở cái tuổi 70. Biết đâu họ cũng đang đi tìm anh, và Hùng – con của mẹ Tình cũng đang đi tìm lại gia đình của mình. Anh đã gửi thư đến Chương trình NCHCCCL để đăng ký tìm lại gia đình của mình và mong Chương trình sẽ giúp cho mẹ Tình tìm được con của mẹ.
Và một gia đình ruột thịt
Khi đó, ở tại vùng Hướng Hóa, Quảng Trị, gia đình ông Trương Nẫm và vợ là Nguyễn Thị Trọn sống bằng nghề làm mứt, làm gừng nghệ rồi đem ra chợ bán đắp đổi qua ngày. Ông bà đã bị lạc mất 2 người con trên đường chạy loạn. Một ngày cuối tháng 4/1975, ông Nẫm và con trai lớn đi trước cùng đơn vị, bà Trọn bồng bế 5 đứa con đi theo một chiếc xe khác. Đi mấy hôm thì bị thương, sau đó bị lạc mất Toàn, rồi đến đêm hôm sau lại lạc tiếp đứa con gái tên Liên. Lang thang trong rừng thêm vài hôm nữa thì gặp được bộ đội băng bó rồi đưa về Sơn Hòa, Phú Yên. May mắn thay, ông Nẫm cùng con trai lớn cũng đã được bộ đội đưa về đây. Hai nửa gia đình
gặp lại nhau với niềm vui không trọn vẹn vì khuyết hai đứa con…
Anh Hùng (nay là anh Trương Công Toàn) gặp lại gia đình sau 35 năm thất lạc trên đường 7 |
Năm 1987, đứa con gái thứ hai tên Ánh, thương bố mẹ luôn trăn trở với hai đứa con bị thất lạc nên đã quay lại Phú Bổn tìm em. Chuyến đi đó,chị Ánh đã tìm được người em gái của mình, nhưng không may em đã mất vì bệnh vài năm sau ngày thất lạc gia đình, còn người em trai vẫn không có tung tích gì cả.
Mất đi đứa con gái thì đứa con trai vẫn còn đó, nhưng sự biệt tích của đứa con trai làm tim của bà Trọn luôn quặn thắt. Nhìn đâu bà cũng thấy hình ảnh đứa con trai bé bỏng của mình. Khi thì đang chơi cùng mấy đứa trẻ hàng xóm, lúc thì đứng lấp ló bên của sổ. Nhìn mấy đứa trẻ gần nhà chơi với nhau bà lại chạnh lòng, “không biết con mình đang sống ra sao?”. Người mẹ đã bước qua cái tuổi 73, nhưng hằng ngày vẫn đi bán dạo từng gói bột nghệ, gói mứt gừng ở các chợ, với mong muốn được gặp con. Và niềm tin giúp bà tìm lại đứa con trai có vết sẹo trên đầu đã được bà mẹ gửi gắm cho những người thực hiện Chương trình NCHCCCL.
Nỗi niềm mang tên hạnh phúc
Một đứa con trai đi tìm người thân ruột thịt của mình, và một gia đình đi tìm lại thành viên bị khuyết năm xưa họ chỉ ngồi cách nhau một bức tường. Không cần kiểm tra vết sẹo, không cần hỏi han gì thêm cả, câu chuyện của anh Hùng tại trường quay đã khiến ông Nẫm, bà Trọn, chị Ánh và những khán giả tại trường quay S8 rơi nước mắt. Giọt nước mắt hạnh phúc của sự đoàn viên. Vết thương lòng của bậc làm cha mẹ đã được liền da sau mấy chục năm đau đớn. Đứa con trai cũng thôi chông chênh giữa cuộc đời với những ký ức không rõ ràng. Và đại gia đình đã được đoàn tụ ngày hôm nay, họ vẫn đang cầu mong cho đứa con trai của mẹ Tình sẽ sớm trở về với gia đình, như anh Toàn sau 35 năm đã trở về bên gia đình ruột thịt.
Hình ảnh của gia đình anh Trương Công Toàn đoàn tụ tại trường quay S8 vào ngày 4/4/2010 |
if (document.currentScript) {