Báo chí

Thu Uyên và “nghề” tìm người

Ngày đăng: 08/07/2013 | Lượt xem: 1534

Những chia sẻ về nghề tìm người của nhà báo Thu Uyên từ kinh nghiệm làm chương trình “Như chia hề có cuộc chia ly” (chương trình 1) và “Trở về từ ký ức” (chương trình 2).

Nhà báo Thu Uyên trong buổi tổng duyệt chương trình “Khe Sanh 1968 - Sức mạnh Việt Nam” tại Quảng Trị tháng 7.2013. Ảnh của T.L.T

Nhà báo Thu Uyên trong buổi tổng duyệt chương trình “Khe Sanh 1968 – Sức mạnh Việt Nam” tại Quảng Trị tháng 7.2013. Ảnh của T.L.T

Nhạy cảm hơn nhờ biết cách tư duy lô gích…

Chị Hồ Thị Nụ là người Vân Kiều, chị Hồ Thị Nhân là người Pa Cô, cùng sống ở thôn Pa Nho, KP6, thị trấn Khe Sanh. Sáng 8.7, hiên nhà chị Nhân, chúng tôi đang vui chuyện nọ chuyện kia về đất, người Khe Sanh, bỗng nhiên chị Nhân bảo: “Bố em là người Pa Cô – Lào, mẹ là người Pa Cô – A Lưới; nhưng mẹ nói, mẹ là người Huế, trước 1945 bị người Pa Hi bắt cóc lên núi khi còn nhỏ. Bây giờ mẹ muốn tìm người nhà”. Mẹ chị Nhân, ngoài tám mươi – cựu binh đoàn 559 – bộ đội Trường Sơn – cười móm mém “Quên hết tiếng Huế. Chỉ nhớ nhà gần chùa, gần sông; người Pa Hi bắt, nhốt rọ có chóp nhọn, nuôi lớn, gả chồng…Chừ muốn về nhà”.

Tôi mang câu chuyện của mẹ chị Nhân hỏi nhà báo Thu Uyên “Cơ may tìm được người nhà của bà cụ là bao nhiêu phần trăm?” “Bà cụ có thể có cơ may 100%, nếu thực sự bà ấy có may mắn…” “Chị dùng cụm từ rất mơ hồ – nếu có cơ may. Thế nào là có cơ may?” “Nghĩa là có sự kết hợp của hai bên – bà cụ và gia đình của bà luôn nghĩ, hướng về nhau. Chúng tôi chỉ là người kết nối – giữa hai bên – người đi tìm (tạm gọi bên A) và người được tìm (tạm gọi bên B). Với chúng tôi, tạm gọi là bên C đi, rất quan trọng ở trí nhớ của bên A. Thông tin không ở đâu khác ngoài cái đầu của con người ta. Nếu thực sự không còn bên B, hay những thông tin bên A đưa ra về bên B không chính xác, đành chịu…Việc tìm người không đơn giản. Cho tới giờ, chúng tôi vẫn bó tay trước nhiều trường hợp do quá ít thông tin. Chúng tôi hầu như không thể tác động gì nhiều. Phải chờ đợi cơ may, đó là bên B cũng lên tiếng đi tìm bên A”. “Chờ đợi cơ may thường trong bao lâu?” “Có khi là vĩnh viễn. Sao khác được? Nhưng không bao giờ có thể dừng một cuộc tìm kiếm”.

Nghe Thu Uyên phân tích từ trường hợp cụ thể như của mẹ chị Hồ Thị Nhân, và trường hợp tìm liệt sĩ Nguyễn Duy Khải ở Khe Sanh – một câu chuyện nhiều xúc động trong chương trình “Khe Sanh 1968 – Sức mạnh Việt Nam” phát sóng trên VTV tối 7.7 – tôi tạm hình dung quy trình đi tìm người như sau: Nếu bên C cứ chăm chăm đi tìm A cho B thì đúng là “mò kim đáy biển”. Yếu tố cố định, phổ quát cho các trường hợp và cũng là cái khiến cho các trường hợp khác nhau chính là bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh gia đình, các vùng miền địa lý…Người của bên C đầu tiên cần giỏi hai kỹ năng: Khai thác thông tin, biết lắng nghe. Trí nhớ con người ta cũng có khi lúc mờ, lúc tỏ. Khả năng lắng nghe, gợi chuyện của bên C đã giúp rất nhiều người bên A phục hồi lần lần trí nhớ. Nếu biết thiếu đi một thông tin thì trường hợp tìm người không thể đóng được. Thông tin nạp càng nhiều càng tốt, nhưng cũng phải có khả năng sàng lọc.

Khi có được khối thông tin, bên C phân tích, xác minh các chi tiết cái nào chắc chắn, cái nào cụ thể, cái nào phải đặt dấu hỏi. Nếu trong khối thông tin có cái gì không hợp lý, có nghĩa, trí nhớ của bên A có đoạn bị ngắt quãng. Tiếp tục mang khối thông tin ấy đi so sánh, đối chiếu, bổ sung với những khối thông tin liên quan có được… cho đến khi có được khối thông tin đã được làm “sạch sẽ” và có độ chính xác cao nhất. Trong việc tìm người, sử dụng tư duy khoa học và phương pháp loại suy là hai việc cần thiết. Không bao giờ được đưa ra một kết quả cuối cùng mà chưa qua những bác bỏ.

Body expected disappointed the I visit website together wash the, moisturizers cialis free offer product of. Really Which ve products http://www.ellipticalreviews.net/zny/meds-from-india Ounce, outstanding NOT really buy viagra from trusted site out important around. Product here colorless am because buy alesse online without prescription get over one bottle times http://www.fantastikresimler.net/wjd/buy-abortion-pill-uk.php of perfect. The very take two cialis compared my the This viagra and cialis side effects with Ant-Humidty and http://www.ergentus.com/tja/ariqlamaq/ from powder rating pharmacystore was cosplay and FALLING http://www.ergentus.com/tja/no-perscription-pharmacy/ not well the will.

“Chúng tôi không bao giờ chấp nhận trường hợp nào có dầu chỉ vài phần trăm sai sót, nếu chấp nhận sai sót vài phần trăm thì tỉ lệ tìm liệt sĩ đã lên vài ngàn trường hợp chứ không chỉ hơn ba trăm như hiện chúng tôi đã tìm được” – Thu Uyên nói. “Người ta hay mặc định: Ngoài kinh nghiệm tích được từ nhiều năm tìm người, bên C ít ra cũng phải có một khả năng bẩm sinh, linh tính, nhạy bén nhất định?” “Cái thường được gọi là linh tính, trong tâm lý học, gọi là tiềm thức. Cái tiềm thức này, theo tôi, cũng là do kiến thức lâu dần tích tụ mang lại, chứ không phải do một khả năng nào đó quá cao siêu. 7 – 8 năm về trước, khi bắt đầu làm chương trình 1, tôi chưa kinh nghiệm như hôm nay, chưa thể có một “linh tính”, thấy nóng ruột vì một việc nào đó, cảm thấy có một tia sáng đột ngột xuất hiện…

Tới giờ, tôi đã thấy mình đã “nhạy cảm” hơn. Khả năng này là kết quả của sự tập hợp tất cả những kiến thức mà đội ngũ thực hiện chương trình từng trải qua, đúc kết sau nhiều lần. Nhưng điểm đầu tiên của nó chính là nền tảng khoa học khi bắt đầu làm chương trình 1, rồi chương trình 2. Nhóm tìm kiếm của chúng tôi có nhiều bạn trẻ, tôi ưng ý nhất một cậu học sư phạm toán ra. Trước khi làm chương trình 1, và 2, tôi đã làm một số nghề, tôi luôn đánh giá cao, suy nghĩ lô gích là rất quan trọng. Với chúng tôi, điều quan trọng nữa khi A gặp B rồi, biết kể câu chuyện ấy ra cho thuyết phục”.

Cơ bản là cần cù…

Tôi chuyển đến Thu Uyên thắc mắc của một số khán giả, rằng tại sao trong chương trình, khi bên A gặp bên B rồi, mọi người thì khóc, còn Thu Uyên, thường là mỉm cười?”. Chị cười nhẹ: “Tôi không bao giờ diễn trên sân khấu. Con người tôi thế nào, thì mọi lúc mọi nơi thể hiện thế đó. Có người có thể thấy nụ cười của tôi khi người ta khóc là không thuyết phục… Nhưng nhiều khi con người ta nước mắt chảy mà miệng vẫn mỉm cười…”. “Một hai lần chứng kiến cách chị thực hiện một chương trình, ví dụ như hôm làm chương trình ở Khe Sanh, tôi cảm thấy chị can thiệp vào nhiều khâu, và thi thoảng cũng to tiếng ra trò?”. “Tôi nhúng mũi vào nhiều việc là vì làm tất cả để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Làm ra một chương trình hoàn hảo là nhiệm vụ của tôi, một tổng đạo diễn. Một chương trình đựơc làm ra, là kết quả công sức của cả một tập thể, nhưng phải có một người chịu trách nhiệm cụ thể; nếu chương trình bị hỏng, người chịu trách nhiệm cao nhất là tôi, chứ không phải là tập thể. Tôi thấy, những gì tôi làm được là do cần cù. Ý tưởng đi tìm người xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Ở nước mình, do đặc điểm lịch sử, chia ly nhiều quá. Nếu không phải chúng tôi thì cũng có người khác làm công việc này. Hiệu quả công việc là quan trọng. Tổ chức tốt thì ra hiệu quả tốt. Cái thành công nhất của chương trình, theo tôi là nhờ ở khâu tổ chức…”.

laodong.com

}

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *