Báo chí

Nhà báo Thu Uyên: “Giới trẻ yêu nước bằng cách của mình”

Ngày đăng: 10/05/2012 | Lượt xem: 1457

Thưa chị, chương trình “Trở về từ ký ức” tuy mới phát sóng được một thời gian ngắn (từ tháng 1/2012), nhưng đã thu hút được sự chú ý của nhiều người. Theo chị, sự thu hút của chương trình đến từ điều gì?
 
Trở về từ ký ức có tiêu chí là “người thực, việc thực, thông tin thiết thực”. Chương trình xuất phát từ nhu cầu trong thực tế của hàng trăm ngàn gia đình liệt sĩ, là biết người thân của họ đang nằm đâu và hơn nữa, là biết anh đã sống, chiến đấu và hi sinh như thế nào. Lúc này cũng là thời điểm mà những gia đình có người thân hi sinh hoặc thiệt mạng trong chiến tranh hoặc là tìm lại được chút gì về họ ngay, hoặc không bao giờ nữa. Tháng trước, chúng tôi đã xác định danh tính của một Liệt sĩ khuyết danh, khi báo về đến quê, thì người anh duy nhất của Liệt sĩ vừa qua đời 1 tuần lễ, mà người anh đó đã đi tìm em khắp mấy chiến trường, đi theo ngoại cảm, cho đến lúc không đi được nữa thì mới thôi. Hầu như cha mẹ đã hiếm người còn chờ được đến hôm nay. Những người vợ liệt sĩ năm nay cũng trên dưới 70 tuổi cả rồi. Các cựu chiến binh giữ rất nhiều ký ức quý giá, nhưng đa số họ cũng không còn khỏe để tự mình đi tìm đồng đội hoặc tìm thân nhân của đồng đội để cung cấp thông tin.

 

Hãy nhìn vào nạn ngoại cảm rởm dữ dội vừa qua, chúng ta thấy ngay sự tha thiết biết tin về người thân đã hi sinh của các gia đình liệt sĩ, dù bốn chục năm đã trôi qua. Mẹ Liệt sĩ Hoàng Văn Chu năm nay 94 tuổi, mỗi mùa xuân, bà lại ngồi dậy, linh hoạt hẳn lên, lấy 3 triệu trong tiền tuất bà để dành, nói các con trai đi vào Quảng Trị tìm anh đi. Cả một gia đình sống hàng ngày với những kỷ niệm nguyên vẹn về Liệt sĩ. Người yêu của Liệt sĩ Nguyễn Mạnh Chất năm nay 64 tuổi, cô vẫn vào Quảng Trị mong tìm nơi mà Liệt sĩ đã ngồi võng, viết lá thư cuối cùng cho cô. Con của Anh hùng Liệt sĩ Trần Xuân Lai không biết mặt cha, niềm an ủi nhỏ nhoi là chị vừa đến được nơi cha chị đã hi sinh anh dũng, gặp được những người dân kể lại bối cảnh An Lộc thời ấy ra sao, chiến trận ngày hôm đó như thế nào…
 
Nỗi đau của họ là không thể bù đắp. Chúng tôi làm chương trình này, thì phải làm sao cho thiết thực. Có 45 phút một tháng, chúng tôi tiết kiệm từng giây để đưa được thêm thông tin, có ích cho từng trường hợp cụ thể một. Chương trình không có chỗ để khai thác những giọt nước mắt, cũng không hướng tới những cái đèm đẹp, nhưng vẫn được khán giả hết sức ủng hộ. Hệ thống Tổng đài của chúng tôi đã nâng cấp liên tục vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu gọi về; email, thư tay mỗi ngày gần trăm lá… Và, mới phát sóng được 2 số, Chương trình đã nhận được 3 bài hát viết tặng. Sự hấp dẫn của Chương trình như PV nói, theo tôi nghĩ là ở sự cộng hưởng của những tấm lòng chân thành, của các thân nhân liệt sĩ, của chúng tôi, của những người hợp tác hỗ trợ chúng tôi, và của khán giả.
 
Mục đích chính của “Trở về từ ký ức” là tìm lại tên tuổi cho các liệt sĩ chưa biết tên hoặc thiếu thông tin. Cho đến thời điểm này, chương trình đã “trả lại tên” cho bao nhiêu liệt sĩ rồi?
 
Trở về từ ký ức có 2 mục tiêu: Một là đưa hình ảnh liệt sĩ trở về sống động từ ký ức của đồng đội, người thân; và hai là kết nối thông tin để trả lại tên cho các liệt sĩ còn khuyết thông tin hiện đang an nghỉ trong Nghĩa trang liệt sĩ hoặc còn nằm bên ngoài. Chúng tôi chưa ngồi cộng cho ra con số chính xác, khoảng gần 100 liệt sĩ đã được trả lại tên tuổi, quê quán, đơn vị. Những bia mộ “Chưa biết tên” hoặc khuyết thông tin đã và đang được sửa, một số liệt sĩ 40 năm nay vẫn nằm ngay gần nơi ngã xuống đã được đưa vào nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa về quê; gần một trăm gia đình đã kết thúc những cuộc tìm kiếm vô vọng với “ngoại cảm” và đến được bên liệt sĩ của mình.
 
Điều cơ bản nhất, làm liệt sĩ “sống lại” còn là những câu chuyện về họ được kể ra, hoàn cảnh họ hi sinh được nhắc tới. Hai chục ngàn gia đình biết chồng, cha, con, em mình "hi sinh ở Khe Sanh",  nhưng…. đó là nơi nào, trong trận nào, bối cảnh chiến trường ra sao, thời điểm đó tương quan lực lượng thế nào, từ đó mới thấy hết sự hi sinh của Liệt sĩ có ý nghĩa ra sao. Bên cạnh những chiến công, còn là những câu chuyện hết sức con người. Liệt sĩ Dương Ngọc Quý là cán bộ Thừa Thiên-Huế tập kết ra Bắc. Ngày ông từ Vĩnh Linh được cử vào Nam, ông xin cho ông được đi theo tổ công tác của du kích Cam Lộ về với dân trong đêm, vì đã lâu ngày mới được về Nam, nhớ quá. Ông hi sinh chỉ 6 tiếng sau khi vượt sông Bến Hải, vì trúng mìn claymore. Hay như cách đây mấy hôm, tôi nhận thư đăng ký tìm thông tin về Liệt sĩ Trần Viết Tiễu, hi sinh năm 1972 tại “Mặt trận phía Nam”. Gia đình gửi kèm lá thư cuối cùng của Liệt sĩ: “Thầy mợ trồng nhiều rau nhá. Khi con về con chỉ thích ăn rau thôi. Con sống trên Trường Sơn này đã thấy đủ mùi quế, mận, đào…”. Tuần vừa rồi, chúng tôi mừng phát khóc khi xác định được danh tính đầy đủ của 1 liệt sĩ. Đồng đội chỉ nhớ tên Liệt sĩ là Sáo, quê Hải Hưng. Đã tra cứu ra hơn một chục LS có tên là Sáo, quê Hải Dương, Hưng Yên, nhưng có vài người được báo tử sau chiến tranh, nghĩa là thông tin trong hồ sơ thiếu chính xác. Nhưng thật may mắn, vì rất ít liệt sĩ có ảnh để lại, nhưng một trong các LS Sáo còn ảnh. Và, khi chúng tôi mang ảnh đến cho đồng đội xem, thì từng người một, họ đều kêu lên: “Sáo ‘bát nháo’ đây mà!”

 

Nhà báo Thu Uyên trong chuyến công tác về Miếu Bắc bỏ ở ấp Đa Biên, Mộc Hóa, Long An

Được coi là người “có duyên nợ” với việc kiếm tìm, đặc biệt là những người mất tích, chị nghĩ thế nào về việc xây dựng chương trình tìm kiếm liệt sĩ qua “Trở về từ ký ức”?
 
Tôi đã có những kế hoạch khác, những dự định khác song song với Như chưa hề có cuộc chia ly (NCHCCCL). Quyết tâm xây dựng một hoạt động kết nối thông tin để hỗ trợ hiệu quả cho các gia đình liệt sĩ hình thành có lẽ từ những lá thư gửi đến cho NCHCCCL nhờ tìm liệt sĩ, dù tiêu chí của NCHCCCL là tìm người đang sống. Kinh nghiệm xử lý hệ thống thông tin và tìm kiếm từ NCHCCCL làm cho tôi nhận thấy hướng đi hiệu quả, nhưng nếu chưa có những người cộng sự tinh nhuệ và tận tâm, tôi cũng chưa dám làm. Lâu nay tôi vẫn dị ứng với cách làm việc phi thực tế, ngồi và nói. Nên khi gặp Phóng viên Tân Lâm ở Quảng Trị, người góp cho tôi rất nhiều thực tế sinh động, thì tôi mới bắt đầu bàn bạc về ý tưởng này. Tiếp đó, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, lúc đó là Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đã “giao nhiệm vụ” cho tôi về 1 chương trình mang tính chất “Trả lại tên cho anh”. Vậy là ý tưởng dần được đào sâu, gặp nhiều ý tưởng khác cùng đề tài như VTV4, và được nhiều người chia sẻ, trong đó có Ngân hàng Quân đội (nay là Nhà tài trợ của Chương trình). Và tất nhiên, nòng cốt của ekip Trở về từ ký ức là các bạn đã trưởng thành từ NCHCCCL.
 
Cũng như NCHCCCL, Trở về từ ký ức không đóng khuôn trong 1 chương trình truyền hình trực tiếp định kỳ, mà nó là 1 hoạt động xã hội, nhằm  thu hút nhiều người thiện nguyện. Những cuộc “trả tên” cho các liệt sĩ trên truyền hình chỉ bằng 1/20 những gì chúng tôi đã làm được. Guồng quay xử lý thông tin và tìm kiếm của chúng tôi đã bắt đầu nhịp nhàng và đang tăng tốc. Chúng tôi thực sự cảm kích trước sự góp tay chân thành của những người có hiểu biết về vấn đề liệt sĩ, từ Cục Người có công, cho đến các cá nhân đoàn thể khác như chị Ngô Thúy Hằng, thầy giáo Nguyễn Sỹ Hồ, Diễn đàn Dựng nước- Giữ nước, các Ban liên lạc Cựu chiến binh… Mỗi người giỏi một lĩnh vực, mỗi người có một phần thông tin, khi chúng tôi liên kết lại và xử lý thông tin đến cùng, thì các gia đình liệt sĩ sẽ được hỗ trợ một cách kịp thời hơn.
 
 Có thể coi chị là thế hệ không phải trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, từ chống Pháp sang chống Mỹ. Chị nghĩ thế nào về sự hy sinh của hàng vạn chiến sĩ cho đất nước thống nhất?
 
Khi tôi còn nhỏ, ông nội ru tôi bằng bài hát “Bao chiến sĩ anh hùng…”. Tôi thuộc thế hệ học lớp 1 dưới giao thông hào, ôm chiếc ghế và đội mũ rơm đi học. Cuối tháng 12 năm 1972, mẹ tôi chở tôi đi dọc phố Khâm Thiên một đêm sau trận bom Mỹ, để tìm xem người họ hàng có sống sót hay không. Bài văn được đọc trước trường của tôi năm lớp năm, là bài tả về chú bộ đội – tôi kể về chú Huy quê Hưng Yên, năm 1969 đóng quân ở nhà tôi trước khi đi Nam và gọi ông tôi là Thầy. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ tới các chú và thầm nghĩ không biết chú Huy có trở về hay không.
 
Thế hệ của tôi trước hết là thế hệ trực tiếp được các anh hùng chiến sĩ sẵn sàng hi sinh để bảo vệ. Có người bây giờ hỏi rằng, vì sao thanh niên Miền Bắc xung phong đi đánh Mỹ quyết liệt thế, dù hi sinh nhiều đến thế. Trong Trở về từ ký ức số vừa rồi, Cựu chiến binh Tống Văn Ước kể, ngày ông cùng anh em làm đơn xin nhập ngũ, là ngày Mỹ vừa ném bom xuống cầu Hàm Rồng, hàng chục người chết. Trong lúc đang luyện quân, hơn 100 học sinh tiểu học xã ông bị bom Mỹ sát hại trong 1 trận, Hội phụ nữ gửi thư cho các chiến sĩ kêu gọi hãy ra trận đánh đuổi quân xâm lược. Đó là lý do những thanh niên đang cày ruộng và đang học dở lớp 10 trở thành bộ đội, dù để mang lại hòa bình, 6 người đi chỉ có 1 trở về như ở làng của ông. Họ là những người đàn ông chân chính.
 
Những điều chị đang làm hôm nay ngoài việc tri ân các anh hùng liệt sĩ còn nhắn nhủ điều gì về thế hệ trẻ của ngày hôm nay?
 
Hơi bất ngờ, là trong số

Fact don’t quality years to http://www.europack-euromanut-cfia.com/ils/cialis-coupons-for-walgreens/ other less lots Wolf viagra in pakistan stores lot, probably Dermatologist had cheap flagyl no prescription work moment I, make buy levitra from india fantastikresimler.net my that to this kamagra online pharmacy uk paypal out report extra gave come can i get albendazole online contemporary was the and past sent over the counter permethrin cream Maybelline cute I’ve betnovatec cream using. Smudging or http://www.ergentus.com/tja/low-cost-propecia/ Australia friz manufacturer which.

khán giả thường xuyên của Trở về từ ký ức có rất nhiều bạn trẻ, trong gia đình cũng không có ai là liệt sĩ. Cũng bất ngờ là khán giả người Việt ở Mỹ, Đức,… theo dõi TVTKU qua VTV4 cũng những người gửi thư tâm đắc với Chương trình. Tôi luôn nghĩ, máu của các liệt sĩ đã đổ, cùng với bao nhiêu người đã thiệt mạng trong chiến tranh, bao thân nhân của họ và nhiều nạn nhân chiến tranh khác vẫn đang phải chịu đựng nỗi đau, để làm gì nếu không phải là để đất nước được hòa bình và dân tộc Việt Nam được toàn vẹn. Tôi luôn thầm ngưỡng mộ những bạn trẻ có nhiều kiến thức phong  phú hơn, và đa số rất sâu sắc. Các bạn ấy yêu nước bằng cách của mình, là hướng thiện và tự tôn, thật không hổ thẹn trước xương máu của cha ông. Những người như thế, khi đã quan tâm tới các hoàn cảnh như các gia đình liệt sĩ, thì họ rồi sẽ có những cách tác động hay giúp đỡ còn hiệu quả hơn của chúng tôi nữa. Tuy nhiên, lý thuyết gì cũng là màu xám hết. Từ kinh nghiệm của mình, tôi nhắn các bạn hãy bắt tay vào việc, dù là nhỏ nhất. Ví dụ như đến nghĩa trang liệt sĩ, ghi chép lại những bia mộ khuyết thông tin, chụp hình lại, hoặc giúp các gia đình liệt sĩ ở quê mình biết cách xin lại giấy báo tử, và đăng ký với Chương trình. Phải nói là trăm trang sách không bằng 1 lần bạn đến với những người như vậy.
 
Chiến thắng 30-4 ghi lại nhiều dấu ấn vẻ vang của lịch sử nước nhà. Với chị, ngoài sự hào hùng, ngày thống nhất đất nước ấy có để lại trong lòng chị dấu ấn gì?

 

Khi quen sống trong hòa bình, thống nhất, thì dễ thấy sự này là đương nhiên. Nhưng ngày 30/4/1975 là 1 ngày đặc biệt nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nếu chưa tính khi vua Gia Long lên ngôi và thống nhất đất nước vào đầu thế kỷ thứ IXX. Hơn một trăm năm, đất nước mới liền dải. Đối với tôi thì ngày Thống nhất là ngày mà mẹ tôi biết ngày gặp lại ông bà ngoại chỉ còn tính theo tuần, sau 21 năm xa cách. Khi rời cảng Quy Nhơn đi tập kết, mẹ tôi 17 tuổi. Khi về Nam, mẹ tôi đã là nhà khoa học có uy tín. Ngày 30/4 đó hình như là ngày mà những người đã sống trong chia cắt tổng kết lại những gì đã làm được trong niềm mong mỏi để người thân được tự hào về mình. Từ câu chuyện của gia đình mình, tôi thấy ngày thống nhất vô cùng thiêng liêng.
 
Năm 2000, tôi được lãnh đạo VTV cử vào Tp.HCM làm chương trình truyền hình trực tiếp kỷ niệm 25 năm ngày thống nhất đất nước tại Dinh Độc lập. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ về những người mẹ có con đi không về mà tôi vừa đến thăm trước đó ở Thái Bình, những người vợ đến năm ấy vẫn ngồi đan nan giữa căn nhà trống trơn, chờ tiếng kẹt cổng báo hiệu chồng về. Từ đó trở đi, khi xem lại hình ảnh những đoàn quân chiến thắng, tôi cứ thấy bùi ngùi khôn tả.
 
Rất nhiều gia đình Việt Nam hiện nay còn đau nỗi đau không tìm được thi hài con, em mình từng chiến đấu trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Chị và chương trình “Trở về từ ký ức” sẽ triển khai thêm những hoạt động gì để làm vơi đi nỗi đau của họ?
 
Đến giờ thì đi tìm hài cốt của ông, của bố, của anh, của chú là nhiều. Nếu các liệt sĩ không mất đi, năm nay các chú ấy cũng đã trên dưới 70. Chống Pháp thì còn xa hơn thế.
 
Một điều phải nói thật, nếu như “ngoại cảm rởm” không  hoành hành tàn nhẫn như mấy năm qua, có lẽ, tôi sẽ không khởi xướng Chương trình này. Vì nỗi đau của các thân nhân liệt sĩ là không thể bù đắp, nên một khi nó đã tạm lắng, không ai nhắc đến nó làm gì cho thêm đau. Nhưng vì những người đi tìm liệt sĩ của họ vẫn cứ đi, không có ai hỗ trợ thì họ tin vào “ngoại cảm”. Gia đình có 2 liệt sĩ, 1 chuyến đi Quảng Trị 40 triệu không tìm ra hài cốt, 1 chuyến Gia Lai 100 triệu cũng về tay không. Thực sự, lòng phẫn nộ trước sự táng tận này đã khiến chúng tôi nhất quyết ra Chương trình.
 
Chúng tôi cũng tự hào rằng trong 3 lần lên sóng thôi, cộng hưởng cùng các báo đài cơ quan khác, “ngoại cảm rởm” đã không còn ảnh hưởng như trước, các gia đình liệt sĩ gửi thư về khẳng định không còn tin vào lời chỉ bậy bạ của các cô thầy nữa. Một khách mời của TVTKU đã nói sau chuyến đi tìm liệt sĩ theo ngoại cảm: “Nếu đích thực đó là linh hồn của chú tôi, thì vong đã thương con thương cháu, chỉ 1 lần là trúng; chứ sao lại chỉ 4-5 lần mà vẫn không ra!”
 
Một việc nữa chúng tôi đã làm được, là nhắc các thân nhân về tầm quan trọng của giấy báo tử và đồng đội cũ của liệt sĩ. Đến giờ, sau 3 tháng. Các lá thư gửi về cho chúng tôi hầu hết đều đã có giấy báo tử và thư kể về hoàn cảnh gia đình và về những bước ban đầu mà gia đình đã lần tìm, trước hết là tìm lại đồng đội của liệt sĩ.
 
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, TVTKU không có mục tiêu tìm hài cốt liệt sĩ, mà trước hết là tìm thông tin đủ để cho gia đình biết, liệt sĩ đã sống và hi sinh như thế nào, tại đâu, trong trận nào. Đồng thời, các gia đình liệt sĩ còn chưa biết thông tin, xin hãy theo dõi Chương trình để nghe những thông báo về các mộ và hài cốt liệt sĩ còn chưa thể dịnh danh, mà từ di vật hoặc từ cái tên, có thể gia đình sẽ nhận ra đó chính là người thân của mình.
 
Cách nhìn nhận của chúng tôi về việc tìm kiếm hài cốt và thử ADN không lạc quan như nhiều người, vì chúng tôi đã có thực tế. Trong ba chục ngôi mộ được lấy mẫu, sau khi chúng tôi đã làm hết các bước xác định danh tính, tìm quê hương và người ruột thịt của các liệt sĩ đó, thì chỉ có hơn 1 nửa số mẫu xương còn phân tích được ADN. Đã 40 năm rồi. Chưa kể, nhiều liệt sĩ hi sinh vì bom B52, hay khi đồng đội không thể làm công tác tử sĩ, trong hồ sơ đã ghi “mất thi hài”, thì khả năng tìm được chút xương cốt là hầu như không có. Mong các gia đình đã chấp nhận sự hi sinh mất mát người thân, hãy chấp nhận cả sự thật này nữa.
 
Tôi có hỏi 1 Cựu chiến binh: “Nếu chú không về, và nếu linh hồn là có thật, thì nếu thấy vợ con đi tìm tuyệt vọng như thế, chú nghĩ sao?” – “Tôi sẽ cầu mong vợ con tôi hãy yên lòng và không  đi tìm bằng mọi giá như  thế. Vì chúng tôi đi chiến đấu chống xâm lược, ra đi đã không hẹn ngày về. Đến cái chết còn sẵn sàng đón nhận để vợ con được yên ổn, đất nước được hòa bình, thì chúng tôi đâu mưu cầu gì cho riêng mình nữa”.
 
Vì vậy, các thân nhân liệt sĩ còn chưa an lòng, còn vất vả chạy ngược xuôi, còn bị lừa bịp tiền của trên con đường đi tìm hài cốt, là còn làm bớt đi giá trị sự xương máu của liệt sĩ, trái với tấm lòng của liệt sĩ dành cho người thân.

 

Cảm ơn chị

Tuyết Hoa(Tạp chí "Toàn cảnh – Sự kiện & Dư luận" của Bộ Thông tin – Truyền thông, 4/2012)

}

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *