Báo chí

Cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa hai cựu phi công Mỹ – Việt

Ngày đăng: 06/04/2008 | Lượt xem: 1120

C2090-610

Cái bắt tay giữa ông Daniel Edwards Cherry và ông Nguyễn Hồng Mỹ – Ảnh: Đ.N.Thạch

Daniel Edwards Cherry, tướng không quân Hoa Kỳ từng tham chiến ở VN những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, đã có ý nguyện gặp lại người phi công VN lái chiếc Mig đụng độ với ông trong sự kiện ngày 16.4.1972. Những người làm chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly…” đã tác thành một cuộc gặp gỡ đặc biệt được truyền hình trực tiếp trên VTV1 lúc 20 giờ tối qua 5.4.

Trên bầu trời Hà Nội 16.4.1972

Một tập phim tài liệu tái hiện sự kiện bắn rơi máy bay VN của tướng Daniel Edwards Cherry đã được chiếu ngay từ những phút đầu của chương C2090-611 trình. Ngày 16.4.1972, máy bay Mỹ trở lại oanh tạc bầu trời Hà Nội. Cherry và một phi công khác yểm trợ đang săn lùng máy bay Mig. Trời Hà Nội hôm đó mây mù dày đặc, Cherry nói rằng ông muốn bỏ cuộc vì không thể bay trong điều kiện thời tiết như vậy nữa. Tâm trạng ông đang thật tồi tệ thì bất thình lình nghe tiếng phi công phụ hô: “Mig, vị trí 2 giờ, 4.000 feet bên trên, đang làm động tác rẽ phải”. Chiếc Mig rẽ mây và rơi vào đúng tầm ngắm. Cherry tăng tốc cho máy bay vọt lên cao. Chiếc Mig bị mất tốc độ và độ cao, rơi đúng vào tầm ngắm của ông ta. Ông ta phóng tên lửa, nhưng trượt. Ông ta nhanh chóng bắn đi quả tên lửa thứ hai, lại trượt. “Tôi tức giận. Cả đời tôi chưa từng bao giờ được nhìn thấy một chiếc Mig như vậy. Và ngay lúc ấy nó đang ở trước mặt tôi, tôi có cơ hội để tiêu diệt nó, vậy mà chiếc máy bay của tôi lại không hoạt động”, Cherry nói. Cherry và chiếc phi cơ yểm trợ đã bắn trượt mất tất cả 5 quả tên lửa, đến quả thứ 6 thì mới trúng vào cánh phải và khiến chiếc Mig bốc cháy. Từ trong đám lửa, người phi công hiện ra với chiếc dù. Cherry nói lúc đó ông thấy rất rõ người phi công VN nhảy dù, với chiếc áo bay màu đen và đôi chân vươn thẳng ra.

Gặp lại khán giả trong số thứ 5 tối qua, chương trình thông báo đã có 32 trường hợp được tìm thấy. Đáng chú ý là nhiều trường hợp trong số đó đã được sự trợ giúp từ phía khán giả và các tình nguyện viên. Có trường hợp Đội tìm kiếm đã phải qua rất nhiều địa danh, cuối cùng mới lần ra nhân vật ở TP Vinh, Nghệ An. Đặc biệt, đoạn kết của chương trình là câu chuyện tìm em đầy cảm động của chính bản thân tình nguyện viên Bùi Thị Kim Oanh. Tại trường quay, Kim Oanh cũng đã chia sẻ kinh nghiệm với những người cùng cảnh ngộ với mình. Chương trình sẽ được phát lại vào lúc 14 giờ 55 chiều thứ sáu 11.4, trên VTV1.

Sự kiện đó khắc sâu trong tâm trí Cherry vì đó là chiếc Mig đầu tiên ông bắn rơi trong đời. Chưa bao lâu sau đó, vào tháng 6.1972, ông cũng đã rời khỏi chiến trường VN trở về Mỹ cho đến ngày nay. Ông đã được phong chuẩn tướng và hiện nay cũng đã có cháu ngoại. Nhưng ông không thể quên người phi công quả cảm 36 năm trước và “luôn tự hỏi người đàn ông đó là ai, anh có sống sót sau lần nhảy dù ấy không và bây giờ có còn sống không, anh ấy có gia đình không, bao nhiêu con…”.

Người phi công ấy là ai?

Nhà báo Thu Uyên nói đoạn phim tài liệu của The History Channel “cần được viết tiếp” rồi mời Cherry cùng khán giả theo dõi tiếp một phóng sự dài ở VN. Đó là câu chuyện đời của ông Nguyễn Hồng Mỹ, nguyên phi công Mig 21 thuộc Trung đoàn Không quân tiêm kích 921.

Ông Mỹ là người Nghệ An. Năm 1965, khi ông đang học năm thứ nhất Đại học Kinh tế ở Hà Nội thì có đoàn cán bộ không quân về tuyển phi công. “Lúc đầu tôi không nghĩ là tôi trúng đâu. Hồi ấy bé con lắm, hơn 50 cân thôi. Có những người to khỏe còn bị loại dần, bởi vì đi rất đông”, ông Mỹ kể. Nhưng rồi ông đã có mặt trong số 120 thanh niên ưu tú của miền Bắc được gửi đi học lái máy bay ở Liên Xô đợt ấy. Và trong số 120 người học thì có 19 người tốt nghiệp Mig 21, trong đó có ông Mỹ. “Hồi ấy tất cả bọn tôi sang học bay chỉ háo hức về để chiến đấu thôi. Trong suy nghĩ, chỉ duy nhất một động cơ là học bay, tốt nghiệp sớm, để bay thật giỏi, để về chiến đấu góp phần bảo vệ Tổ quốc. Học đến tháng 3.1968 thì tốt nghiệp. Khi về nước chỉ nghỉ tại chỗ 2 ngày, rồi về đơn vị chiến đấu luôn”, ông Mỹ nhớ lại.

Ông Mỹ được gắn huy hiệu Bác Hồ vào ngày 9.1.1972, sau khi bắn cháy chiếc RF 101 trên bầu trời Nghệ An. Đó cũng là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên mà không quân VN bắn rơi trong năm 1972. Sáu năm chiến đấu bảo vệ bầu trời Tổ quốc, ông Mỹ đã 2 lần bắn rơi máy bay địch. Về sự kiện ngày 16.4.1972, ông Mỹ kể: “Hôm đó tôi xuất kích lên chỉ thấy đầu tiên là 16 chiếc, sau thêm 8 chiếc nữa là 24. Có mấy đội nhưng ở sân bay khác, còn sân bay Nội Bài chỉ có tôi và đồng chí Khương. Lúc tôi phát hiện là cự ly khoảng 15 km. Sở chỉ huy cho phép vào không kích, tôi hô để đồng chí Khương cảnh giới và tôi xông vào. Bởi vì thấy địch thì thời gian không có nhiều. Nó có 16 chiếc, của mình thì có hai anh em tôi xông vào mà đánh thôi. Thế nhưng một thực tế là địch quá đông. Khi tôi vòng gấp vào thì đồng chí Khương nói “không nhìn thấy số 1 ở đâu”. Tôi đang đuổi theo tốp phía trước thì bị đẩy mạnh đi. Tôi bảo thôi chết, mình bị dính đòn rồi. Cần lái không điều khiển được nữa. Chỉ huy sở hô nhảy dù. Khi cái dù ra khỏi máy bay thì nó bật 2 lưới bảo vệ, ốp lấy giữ chân tay. Nhưng lưới bảo vệ không hoạt động nên vừa ra thì tôi bị gãy hết 2 tay. Đầu thì chỉ đạo tay điều khiển dù nhưng chả thấy đâu cả. Tôi đành rơi tự do xuống một vùng rừng”.

Sau khi điều trị vết thương, ông Mỹ đã nằng nặc xin cấp trên cho trở lại bầu trời chiến đấu nhưng, như ông nói, “bay một thời gian thì hai cánh tay gãy luôn cả nẹp sắt” nên đến năm 1974 ông đã phải chuyển ngành.

Trở thành bạn bè

Họ trò chuyện như những người bạn – Ảnh Đ.N.T

Ông Nguyễn Hồng Mỹ sau chiến tranh cũng là một người khá đặc biệt. Ông sống cảnh gà trống nuôi con suốt 24 năm, kể từ lúc con trai đầu của ông chỉ mới 4 tuổi, con gái sau 2 tuổi. Sau khi chương trình chiếu qua những hình ảnh và đưa thêm các thông tin về gia đình, con cái của Cherry, ông Mỹ cũng bộc bạch luôn hết hoàn cảnh hiện nay của mình. Hai người con gái của ông giờ đây đều đã tốt nghiệp đại học và đã đi làm. “Con gái út làm ở bộ phận khách hàng của Việt Nam Airlines, năm ngoái cháu vừa đi Atlanta, Việt Nam Airlines mới mở đường bay thẳng đi Mỹ mà”, ông Mỹ hồn nhiên nói.

Tại trường quay, lần đầu tiên hai cựu phi công bắt tay nhau. Họ nhắc lại quá khứ để khép lại quá khứ. Ông Mỹ nói: “Toàn cục thì chúng tôi thắng, nhưng trận đó tôi đã thua ông”. Buổi gặp gỡ đã diễn ra rất xúc động, ông Cherry đã rơi nước mắt khi người dẫn chương trình đề cập đến gia đình ông và gia đình ông Mỹ. Ông Mỹ mời ông Cherry và các bạn ông này đến thăm nhà ông và hứa sẽ đưa đi tham quan Hà Nội. Ông  Cherry nồng nhiệt cám ơn và mời ông Mỹ sang thăm Hoa Kỳ trong một thời gian thích hợp. Họ đã trở thành bạn bè…

Võ Khối (Thanh Niên)

d.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(s);

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *