Truyền hình

NCHCCCL số 31: NHỮNG CHIẾC MŨ RƠM

Ngày phát sóng: 06/06/2010

Đọc hồi ký của một phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, có đoạn viết: “Khi trút bom, tôi không có cảm giác là phía dưới đó có người, nên tôi không có cảm giác về tội ác. Cùng lắm, tôi hình dung dưới cánh máy bay chỉ là những đàn kiến…”

Sau này có dịp, chúng tôi có đem quan điểm này hỏi một số người Mỹ nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, họ đều ái ngại, rồi cho rằng đó chính là bản chất cuộc chiến bằng không quân mà Mỹ chính thức phát động từ ngày 7/2 năm 1965 đối với Miền Bắc Việt Nam. Thứ nhất, nó là chiến tranh hạn chế, tức là đánh vào từng khu vực nhỏ, không cần lực lượng hậu bị, không gây đảo lộn về chính sách. Thứ hai, là cuộc chiến về khoa học kỹ thật mà Mỹ cho rằng họ giữ ưu thế tuyệt đối. Và thứ ba, đó là cuộc chiến “dễ coi” nhất đối với những người Mỹ, “rất rẻ về sinh mạng lính Mỹ”, và không phải đối mặt với hậu quả tội lỗi gây ác mộng về tâm lý trong quân đội Mỹ.

Tướng Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Curtis LeMay tuyên bố: “Phải đánh vào tất cả các cơ sở do con người xây dựng ở Việt Nam, phá hoại mạnh nhất và không ngừng khi còn 2 viên gạch dính nhau”. Chúng tôi cũng đem câu nói này hỏi lại Chuẩn tướng Dan Cherry (đã là nhân vật của NCHCCCL số 5). Trong chiến tranh Việt Nam, ông từng là phi đội trưởng, lái F-4 họ tống B52 đánh ra Miền Bắc Trong chiến dịch Linebacker từ ngày 16/4/1972. Ông nói không quân Mỹ không được biết những lời này và chỉ nhận lệnh đánh vào các cơ sở quân sự, nếu có trúng. 37 năm sau, ông Cherry nói: “Tôi vô cùng xin lỗi khi biết rằng những sai lầm trong tác chiến đã làm dân thường, nhất là trẻ em Việt Nam thiệt mạng”.

Một thiếu tá không quân Mỹ vào những năm đó có thể nghĩ rằng những trái bom 52 loại mà họ hộ tốn chỉ để thả vào mục tiêu quân sự, nhưng toàn thế giới đã gọi những chiến dịch “chiến tranh cục bộ”, “chiến tranh phá hoại”, Linerbacker, Linerbacker II là “diệt chủng”. Trong 8 năm chiến tranh phá hoại, mỗi km vuông Miền Bắc phải chịu 6 tấn bom, mỗi người dân Miền Bắc chia 45,5kg bom. Mỹ tưởng bằng tàu chiến-không quân, đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá, nhưng Miền Bắc không những sống, chiến đấu, mà còn tiếp viện không ngừng cho Miền Nam. Mất mát hi sinh không thể thống kê, những xáo trộn gây ra không biết bao nhiêu cuộc chia ly âm thầm. Nhưng, đó cũng là những năm con người Việt Nam đẹp nhất, hiền hậu mà không khuất phục.

NCHCCCL 31

NCHCCCL số 31 này sẽ tập trung nói về những trường hợp ly tán trong thời kỳ đó:

Những năm bom Mỹ trút trên mái nhà,
Những năm cây súng theo người đi xa,
Những năm bom đạn vàng như lúa đồng,
Bát cơm mùa gặt thơm hào giao thông… ”

Là thời của những chiếc mũ rơm đi học, là thời mà  “tiếng hát át tiếng bom” (bắt đầu từ bài hát của Nhạc sĩ Mộng Lân mà chúng tôi mới thu lại để tặng quý khán giả.

Kính mời quý vị và các bạn đón xem trực tiếp trên VTV1, VTV4, VTV9 lúc 20:10 – 21:10, Chủ Nhật, 06/06/2010.

NCHCCCL

one response

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *