Báo chí

Gặp người bị “kết tội” bán con

Ngày đăng: 29/01/2008 | Lượt xem: 1116

 

Ngay trong giây phút đầu tiên gặp lại, ông Trung đã nhận ra vết sẹo trên trán con – ảnh: V.K

Nhịp cầu đoàn tụ “Như chưa hề có cuộc chia ly…” không chỉ đã tác thành những cuộc gặp gỡ sau mấy mươi năm ly tán, mà còn giải tỏa được những nỗi oan của những con người cụ thể.

 Giải oan cho cha

Đúng 5 ngày sau khi số thứ 2 của nhịp parajumperjackorse cầu đoàn tụ mang tên “Như chưa hề có cuộc chia ly…” (được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 đêm 5.1.2008) khép lại, từ sự mách bảo của một khán giả tốt bụng, những người làm chương trình đã tìm được ông Nguyễn Văn Trung – nhân vật được coi là bí hiểm với nhiều thông điệp uẩn khúc nhất, kể từ khi chương trình này ra đời.


Các thành viên của chương trình tiếp xúc với ông Trung – ảnh: V.K

Ông Trung sinh năm 1948. Theo những thông tin ban đầu đội tìm kiếm khai thác và chắp nối được thì khoảng năm 1994, từ một xã nghèo của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, ông Trung đã dẫn theo cô con gái nhỏ tên Nguyễn Thị Thảo vào Sài Gòn ăn xin. Thảo là con thứ hai trong gia đình 4 anh em. Khi em theo cha thì ở quê nhà, một tay mẹ vất vả với nghề nông để nuôi 3 con nhỏ, gồm cả anh trai và 2 em gái. Còn ở nơi đất khách quê người, hai cha con Thảo phải lang thang kiếm sống qua ngày, không một người thân, không nơi nương tựa. Cho đến một đêm đầu năm 1996, họ đang ngủ ở lề đường thì bị lực lượng chức năng của thành phố “thu gom” vào Trung tâm Chánh Phú Hòa. Ở đó được một thời gian thì ông Trung trốn đi, bỏ lại con gái lúc ấy chỉ 5 tuổi. Thảo được chuyển sang Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình (Thủ Đức) với tư cách là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Rồi thời gian trôi đi, cho đến những ngày cuối cùng của năm 2007, khi những người làm chương trình xuất hiện ở Trung tâm Tam Bình để ghi nhận thông tin giúp anh bảo vệ Nguyễn Văn Hùng tìm kiếm người thân  Parajumpers Sverige  thì khát vọng tìm về gia đình của cô bé Nguyễn Thị Thảo – tưởng đã lịm tắt từ lâu – bất ngờ trỗi dậy. Lúc bấy giờ Thảo đã là cô gái 17 tuổi, em không thể nhớ được nhà mình ở đâu, không thể hình dung gương mặt người mẹ năm xưa…


Bé Thảo đưa ba vào thăm nơi nghỉ ngơi của mình tại Trung tâm Tam Bình

Nhưng như mọi người đã biết, những người làm chương trình đã tìm ra người mẹ của Thảo và đưa vào trường quay S8 để hai bên gặp gỡ nhau tối 5.1.2008. Lúc đó, khán giả như lặng đi khi nghe mẹ Thảo nói rằng mười mấy năm qua không chỉ có bà mà cả họ hàng, làng xóm ở quê đều nghĩ rằng Thảo đã bị “người cha độc ác” của mình bán đi để lấy tiền nhậu nhẹt, cờ bạc.  Còn chúng tôi, khi ghép nối các chi tiết về một người đàn ông ăn xin, bị bắt, bỏ trốn… đã có một cái nhìn không thiện cảm về ông Trung. Nhất là khi ông ta đã bỏ rơi con gái mình để nhẹ gánh…

Nước mắt ở “cộng đồng vé số”

Đêm 5.1.2008 ông Trung không xem truyền hình. Nói chính xác hơn là ông không có thứ phương tiện đã trở nên hết sức bình thường đối với người dân TP.HCM. Ông không biết rằng chính đứa con gái mà mình đã bỏ rơi và làm cho nó thất lạc suốt ngần ấy năm, nay đã tìm được mẹ và lên tiếng minh oan, xóa “tội bán con” cho mình.

Ông Trung đã khóc khi nghe người chủ nhà mà ông thuê trọ kể lại câu chuyện của bé Thảo trên truyền hình. Rồi ông cũng tìm được tờ Thanh Niên số ra hôm sau và nhận ra ảnh của vợ và con gái mình. Nhưng ông chưa biết cách gì để liên hệ với những người làm chương trình thì một người tốt bụng trong khu vực ông ở đã âm thầm làm việc ấy. Chị này không muốn chúng tôi đưa tên mình lên báo, mặc dù đã có công rất lớn trong việc “tác thành” cuộc gặp gỡ giữa nhóm công tác của đội tìm kiếm với ông Trung. Từ những dẫn dắt của chị qua điện thoại, nhóm đã lần đến một ngôi nhà 3 tầng ở hẻm 911 Lạc Long Quân, P.11, Q.Tân Bình, TP.HCM, và gặp được ông Trung. Đây là một ngôi nhà cho thuê kiểu “phức hợp”. Cộng đồng những người  bán vé số dạo như ông Trung thì thuê một chỗ vừa đủ để ngả lưng ở hành lang tầng 3, giá mỗi đêm là 3.000 đồng. Những người khá hơn, như phụ hồ và chạy xe ôm, thì thuê phòng bên trong, giá từ 300.000 – 400.000 đồng/tháng.  Ông Trung bây giờ đã là một người già 60 tuổi, nhỏ thó và thấp tè như một cậu bé tuổi 14. Ông không biết mình cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu, nhưng nhớ rất rõ mình còn một viên đạn ở đùi phải chưa lấy ra được vì không có tiền phẫu thuật. Chân phải không thể thẳng ra được nhưng ông cứ phải chọn cách “đi bộ kiếm tiền” nên dần dà chân trái cũng phải teo theo. Trông ông bước đi đã khó, nhưng ông đứng lại dường như càng khó hơn vì cứ phải co một chân lên.


Ông Trung giữa “cộng đồng vé số” tại nơi trọ của mình – ảnh: V.K

Khi chúng tôi đặt vấn đề tại sao lại bỏ rơi con gái như vậy, ông kéo vạt áo lau nước mắt mấy lần. Ông kể: “Tôi có nhiều lần quay lại trung tâm, nhưng không dám vào. Tôi là kẻ bỏ trốn, chẳng có giấy tờ gì trong người hết. Tôi cũng không biết con gái tôi còn ở đó hay là đã được chuyển đi đâu. Mệt mỏi, nhiều khi tôi cứ ngồi bên ngoài hàng rào mà khóc. Vợ tôi không tin, xóm làng không tin. Ai cũng nói tôi bán con, tội cho tôi quá mà không biết làm thế nào để tìm được con”.  Buổi chiều hôm ấy nhiều người trong “cộng đồng vé số” của ông Trung đã nghỉ bán để ở nhà cùng tiếp khách và mừng cho ông.

Thực ra ông Trung chưa từng đi ăn xin. Thời còn trong bộ đội, ông chơi được nhiều nhạc cụ nhưng chưa “đủ tầm” để trở thành một nhạc công chính quy trong dàn nhạc quân đội. Khi ra quân, sức khỏe không đủ để trụ lại quê hương đỡ đần cho vợ con trong việc đồng áng như bao nhiêu người đàn ông khác nên ông đã quyết chí tìm một con đường mưu sinh khác. Ông phát hiện ra bán vé số cũng là một cách kiếm sống lương thiện nên tình nguyện “đem theo một miệng ăn” để chia sẻ với vợ. Gặp lại bé Thảo ở Trung tâm Tam Bình, ngay trong phút giây đầu tiên ông đã nhận ra vết sẹo trên trán của con và kể với chúng tôi rằng đó là vết tích của một vụ tai nạn ở Vũng Tàu. Khi đó hai cha con dắt nhau qua đường thì bị một xe gắn máy tông, Thảo phải khâu 4 mũi.

Võ Khối  (Theo Thanh Niên)

} else {

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *